Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu gạo và cà phê tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục do hưởng lợi giá bán cao. Còn trong nước, giá các mặt hàng như gạo và thịt lợn dự báo tăng nhẹ do nhu cầu các dịp lễ Tết.
Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 10,xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sảncủa Việt Nam đạt 4,5 tỷ USD. Tính hết 10 tháng, xuất khẩu của Việt Nam ước gần 45 tỷ USD (tăng 14% so với cùng kì năm 2021).
Đáng chú ý, có8 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USDgồm: Cà phê đạt 3,3 tỷ USD (tăng hơn 33%); cao su đạt 2,8 tỷ USD (tăng 11%); gạo gần 3 tỷ USD (tăng 7,4%); rau quả gần 2,8 tỷ USD (giảm 6,5%), điều khoảng 2,6 tỷ USD (giảm gần 16%), tôm 3,8 tỷ USD (hơn 20%), cá tra trên 2,1 tỷ USD (tăng 76,5%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 13,5 tỷ USD (tăng hơn 11,4%).
Trong 8 nhóm mặt hàng trên, trong những tháng cuối nămxuất khẩu gạovà cà phê được đánh giá là ngành hàng có khả năng tiếp tục tăng mạnh và hưởng lợi về giá bán cao. Trong đó, ngành gạo dự kiến xuất khẩu cao hơn 100.000 - 200.000 tấn so với năm 2021 và sẽ vượt kế hoạch đạt khoảng 3,2-3,3 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo dự báo tăng mạnh vừa nguồn cung khan hiếm, và giá bán cao
Với cà phê, trong những tháng cuối năm giá bán dự kiến sẽ tiếp tục đi lên vì đến tháng 11-12, các địa phương mới có thể thu hoạch cà phê niên vụ 2022-2023. Cả năm nay, ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kỷ lục 4 tỷ USD.
Đối với giá cả các mặt hàng trong nước, Bộ NN&PTNT cho hay, trong 10 tháng, giá lúa gạo tại miền Bắc có xu hướng tăng, trong khi miền Nam giảm so với cùng kỳ 2021 và giữ ổn định trong nửa đầu tháng 10. Trong khi đó, giá các sản phẩm chăn nuôi cũng tăng, giảm đan xen.
Cụ thể,giá thịt lợnmặc dù vẫn ở mức cao so với trước khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, có thời điểm tăng mạnh lên 75.000 đồng/kg, nhưng hiện đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Giá lợn hơi dao động trong khoảng 56.000 - 63.000 đồng/kg trong tháng 9 (giảm 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tháng 8), nhưng nửa đầu tháng 10 biến động theo xu hướng tăng ở nhiều nơi (tăng khoảng 1.000 - 4.000/kg). Giá các sản phẩm gia cầm có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học... vẫn còn khá yếu.
Bộ NN&PTNT dự báo, từ nay tới cuối năm, nếu tiếp tục duy trì và đảm bảo sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, về cơ bản thị trường sẽ ổn định, cân đối cung cầu đảm bảo không bị thiếu hụt thực phẩm. Tuy nhiên, giá cả một số mặt hàng như gạo và thịt lợn có thể tăng nhẹ do nhu cầu các dịp lễ Tết cuối năm. Mức độ tăng giá phụ thuộc vào mức độ bùng phát dịch bệnh và nguồn cung từ việc nhập khẩu.
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?