Số liệu xuất khẩu của Việt Nam trong tám tháng đầu năm 2022 là rất khả quan, và thường các tháng cuối năm tốc độ tăng trưởng qua từng tháng (MoM) cũng khá tốt. Nếu duy trì trung bình ở mức 10% thì kim ngạch xuất khẩu năm 2022 có thể đạt 330-340 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, với những chính sách lãi suất và dự báo mới về kinh tế thế giới thì đà xuất khẩu có thể bị chững lại sớm hơn và giảm đáng kể trong năm 2023.
Với quyết định tăng lãi suất lên thêm 0,75 điểm phần trăm và đưa ra các dự phóng (projection) về tình hình kinh tế vào ngày 21-9 vừa qua thì sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và thế giới đã chuyển theo chiều hướng khá bi quan. So với dự phóng hồi tháng 6 thì tăng trưởng GDP thực của Mỹ năm 2022 được số đông các thành viên của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) nhận định chỉ còn 0,2%, trong khi trước đó là 1,7%.
Qua năm 2023 thì là 1,2% so với trước đó là 1,7%. Cùng với đó, chỉ số lạm phát (PCE) năm 2022 tăng từ 5,2 % lên 5,4%, qua năm 2023 thì tăng từ 2,6% lên 2,8%. Áp lực lạm phát duy trì ở mức cao cũng đã khiến cho dự phóng lãi suất đến cuối năm 2022 trong khoảng 4,25-4,5%/năm và năm 2023 nhiều khả năng lên mức 4,5-4,75%/năm.
Bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp hàng đầu Mỹ (S&P500) cũng đã được cập nhật trong báo cáo tuần 23-9-2022 của Refinitiv với mức giảm đáng kể: tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quí 3-2022 từ 11,1% hồi đầu tháng 7 xuống còn 4,6%, và quí 4 từ 10,6% xuống còn 6%.
Tình hình kinh tế không chỉ xấu đi ở Mỹ mà còn ở nhiều khu vực và quốc gia khác. Tổ chức OECD và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro năm nay trong khoảng 2,6%-3,1%. Qua năm 2023 thì chỉ còn trong khoảng 1,6%-2,3%, và thậm chí có nơi còn dự báo bi quan đến mức chỉ có 0,9%. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo rằng khu vực đồng euro tăng trưởng 2,5%, giảm khá nhiều so với dự báo hồi tháng 4 là 3,3%.
Cũng theo báo cáo của ADB, tình hình của các nước trong khu vực châu Á trở nên bi quan đáng ngại. So với dự báo hồi tháng 4, tăng trưởng của Trung Quốc từ 5% xuống còn 3,3%, Hồng Kông từ 2% xuống còn 0,2%, Singapore từ 4,3% xuống còn 3,7%, Hàn Quốc từ 3% xuống còn 2,6% và Nhật Bản từ 2,7% xuống còn 1,4%.
Mặc dù kết quả đạt được của xuất khẩu trong tám tháng đầu năm là rất phấn khởi, nhưng viễn cảnh bi quan của những nền kinh tế là đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, EU, các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ là một lực cản lớn cho đà tăng trưởng.
Qua tám tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cao nhất, với 76,73 tỉ đô la Mỹ, tiếp đó là Trung Quốc với 36,06 tỉ đô, EU 31,90 tỉ đô, ASEAN 20,10 tỉ đô, và Hàn Quốc, Nhật Bản mỗi nước khoảng 16 tỉ đô.
Các hợp đồng đã được ký kết từ trước nhiều khả năng sẽ được thực hiện nhưng các đơn hàng mới chắc chắc sẽ giảm, thậm chí có nguy cơ hủy đơn hàng và chấp nhận phạt. Do đó, các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan cần chuẩn bị các phương án linh động đối phó, nhất là trong việc điều chỉnh quy mô sản xuất kinh doanh.
Kinh tế tăng trưởng chậm lại là điều dễ thấy và suy thoái có xác suất xảy ra ngày càng cao trong năm 2023 như nhận định của nhiều tên tuổi như Ray Dalio, Nouriel Roubini, tổ hợp đầu tư Vanguard, và mới đây là OECD.
Trong trường hợp suy thoái xảy ra, các mặt hàng mà Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại, và dệt, may là những mặt hàng mà người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu sẽ ưu tiên cắt giảm khi kinh tế khó khăn hơn.
Chẳng hạn như một hộ gia đình gặp khó khăn về thu nhập thì sẽ cố gắng duy trì trước các chi phí cơ bản như thực phẩm, nhà ở, đi lại, còn các khoản chi tiêu cho đồ dùng không thiết yếu sẽ cắt giảm đầu tiên: có thể dùng thêm một thời gian nữa máy tính, điện thoại cũ, và thậm chí cả quần áo, giày dép cũ.
Bên cạnh đó, yếu tố mùa vụ cũng là một điều có thể khiến cho xuất khẩu của Việt Nam bị mất đà nhiều hơn ở những tháng đầu năm bởi vì Tết Nguyên đán rơi vào nửa cuối tháng 1-2023, khi đó nhiều hoạt động bị chậm lại hoặc bị đình trệ, kéo dài qua cả hai tháng 1 và 2.
Cuối cùng, khả năng duy trì sức mạnh của chỉ số DXY, tức sức mạnh của đô la Mỹ, khó ở đỉnh cao liên tục như hiện nay. Việc nhiều đồng tiền bị mất giá so với đô la Mỹ thời gian qua là rất phổ biến và tiền đồng của Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Điều này đã khiến cho tổng giá trị xuất khẩu của nhiều quốc gia được tăng lên theo kiểu “bất chiến tự nhiên thành”. Đến khi đô la Mỹ giảm thì hiệu ứng này cũng sẽ bị giảm dần hay mất đi.
Như vậy, với viễn cảnh kinh tế toàn cầu và đặc biệt là các đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn trong năm 2023 thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó mà duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay. Các hợp đồng đã được ký kết từ trước nhiều khả năng sẽ được thực hiện nhưng các đơn hàng mới chắc chắc sẽ giảm, thậm chí có nguy cơ hủy đơn hàng và chấp nhận phạt. Do đó, các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan cần chuẩn bị các phương án linh động đối phó, nhất là trong việc điều chỉnh quy mô sản xuất kinh doanh.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?