Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận sự tăng giá ở một số địa phương.
Theo Thủ tướng, Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan liên quan phản ứng chính sách kịp thời, phối hợp hiệu quả để khắc phục hạn chế, yếu kém, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong mọi tình huống.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu gạo và cà phê tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục do hưởng lợi giá bán cao. Còn trong nước, giá các mặt hàng như gạo và thịt lợn dự báo tăng nhẹ do nhu cầu các dịp lễ Tết.
Sau khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% với nhiều loại lúa gạo như gạo trắng, thị trường lúa gạo Việt Nam tiếp tục sôi động khi giá xuất khẩu và cả thị trường nội địa đều tăng.
Hiện nhiều khách hàng từ châu Phi, Nga quay sang đặt hàng mua gạo trắng của Việt Nam khi giá gạo thế giới tăng lên.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu (XK) gần 4,8 triệu tấn gạo, 4 tháng còn lại dự kiến XK 1,5 - 1,7 triệu tấn, khả năng sẽ đạt và vượt kế hoạch cả năm (6,3 - 6,5 triệu tấn).
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo liên quan đến thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và tác động đến việc sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Chỉ một tuần sau động thái hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng khoảng 30 USD/tấn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam tự tin rằng, sẽ đạt được 3,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay. Nông dân cũng háo hức bước vào vụ vì giá lúa gạo thu mua ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây.
Xung đột Nga – Ukraine ngày càng phức tạp, hay những diễn biến xuất khẩu gạo Ấn Độ… cũng tạo ra cơ hội, mở ra khả năng Việt Nam đẩy mạnh được xuất khẩu. Trong đó, gạo có thể là loại lương thực sắp bị cuốn vào cơn sốt này…
Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% với nhiều mặt hàng gạo được dự báo ảnh hưởng mạnh giá gạo toàn cầu bởi bởi thị phần gạo Ấn Độ áp đảo.