Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 3/2022 đạt 1,5 tỷ USD.
Tính chung quý I/2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 2,97 tỷ USD.
Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu mặt hàng này chiếm 68,5% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Đáng chú ý, trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu, trị giá xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp có tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt 185,8 triệu USD, tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Mỹ vẫn là thị trường mua đồ gỗ của Việt Nam nhiều nhất. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ trong tháng 02/2022 đạt 559,6 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng 02/2021.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ đạt 1,49 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng nhanh sang thị trường này góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan.
"Tuy nhiên, để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ các doanh nghiệp cần kiểm soát chặt nguồn gốc gỗ, sản phẩm gỗ phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và lao động", Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo.
Đó là một trong những mục tiêu ngành lâm nghiệp đề ra để thực hiện thành công Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030 nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), dư địa xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vẫn rất lớn vì liên tục mấy năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đều liên tục lập kỷ lục mới, riêng năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn đạt trên 15,8 tỷ USD.
Còn trong 3 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4 tỷ USD, tăng 9,45% so với cùng kỳ năm 2021.
Để đảm bảo mục tiêu 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, ông Trị cho biết trong thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường, ưu tiên phát triển giống được sản xuất từ cây mô, hom để trồng rừng sản xuất; phấn đấu ít nhất 90% diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận.
Phát triển vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu tập trung, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, bảo hiểm, thuế, thị trường.
Phấn đấu diện tích rừng gỗ lớn đạt khoảng 30% tổng diện tích rừng trồng mới. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 35 triệu m3/năm vào năm 2025; sử dụng hiệu quả nguồn gỗ cây cao su, cây phân tán, cây đặc sản; đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.
Được biết, mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với quá trình cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển các khu công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao, các cụm công nghiệp ngành gỗ và chế biến lâm sản tại những nơi có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, giao thông thuận lợi, kết cấu hạ tầng đồng bộ đảm bảo cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như: Thiết bị chế biến gỗ, keo, sơn phủ bề mặt, phụ kiện...
"Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp theo chuỗi; phát triển đồng bộ các khâu của chuỗi giá trị lâm sản từ sản xuất, khai thác, chế biến đến tiêu thụ phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất và đặc điểm, lợi thế của từng ngành hàng, từng vùng; gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; phát triển các hình thức thương mại hiện đại, ứng dụng triệt để các giải pháp công nghệ để phát triển thương mại điện tử cùng với xây dựng thương hiệu gỗ Việt và sử dụng nguồn gỗ hợp pháp, được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu" - ông Trị khẳng định.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.