Chủ nhật, 24/11/2024

Xuất khẩu thủy sản dự báo quý III đạt khoảng 3 tỷ USD

08/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Thiếu nguyên liệu tôm, hải sản và diễn biến thị trường nửa cuối năm tiếp tục tác động bất lợi nên dự báo xuất khẩu thủy sản quý III sẽ tăng trưởng chậm lại, đạt khoảng 3 tỷ USD.

Năm 2022 dự báo mưa sớm, thời tiết không quá lạnh ở đầu năm, nên các hộ nuôi tôm thả nuôi sớm, thu hoạch sớm tranh thủ cơ hội về thời tiết và nhất là giá cả đang rất tốt. Tuy nhiên, dịch bệnh, chất lượng tôm giống đã ảnh hưởng đến kết quả thả nuôi.

Xuất khẩu thủy sản giảm tốc, dự báo quý III đạt khoảng 3 tỷ USD - Ảnh 1.

Trong “cơn bão” lạm phát, phi lê cá tra đông lạnh có nhiều lợi thế. Ảnh: Nguyễn Huyền


Thiếu nguyên liệu, xuất khẩu tôm vẫn tăng 10% nhờ chế biến sâu

Theo TS. Hồ Quốc Lực - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch HĐQT FIMEX, có 3 nguyên nhân dẫn đến thiếu tôm nguyên liệu: Dịch bệnh, chất lượng tôm giống và nguồn nước. Dù vậy, xuất khẩu tôm năm 2022 dự báo vẫn tăng 10% so với năm 2021.

Năm nay, vụ chính tôm bị nhiễm vi bào tử trùng làm tôm chậm lớn, hao tốn nhiều thức ăn, có nơi còn bị bệnh phân trắng và virus đốm trắng khiến không ít hộ nuôi phải thu hoạch sớm tránh thiệt hại. Mặt khác, chất lượng tôm giống năm nay thua năm rồi.

Ngoài nguyên nhân lo ngại dịch bệnh, chất lượng con giống, người nuôi còn gặp tình huống thất thường là độ mặn nước nuôi tôm ở một số khu vực thuộc hạ lưu, chi lưu sông Cửu Long gần như không còn.

“Cuối năm nay, nguồn tôm nguyên liệu sẽ không dồi dào và chắc chắn giá cả vẫn duy trì mức cao. Đây là động lực cho các hộ nuôi có năng lực và điều kiện thực tế. Dù sản lượng không tăng hoặc tăng nhẹ và giá thị trường thế giới không tăng, nhưng doanh số xuất khẩu tôm chắc chắn hơn năm rồi khoảng 10%.

Doanh số xuất khẩu tăng, do các doanh nghiệp tôm tập trung vào mảng sản phẩm chế biến sâu, có giá bán cao hơn, và giá bán tăng một phần do chi phí vận chuyển tăng”, Chủ tịch HĐQT FIMEX nhấn mạnh.

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 7 chững lại, xuống dưới 1 tỷ USD

Bà Lê Hằng - Phó giám đốc Trung tâm VASEP.PRO cho biết, sau khi tăng nóng từ 39% - 62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5 xuất khẩu thuỷ sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt và tăng 34%, qua tháng 6 chỉ tăng 18%. Sang tháng 7, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục chững lại với giá trị xuất khẩu hơn 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.

Nguyên nhân xuất khẩu giảm tốc từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản, gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi khiến sản lượng giảm, trong khi nguồn tôm dự trữ năm ngoái cũng đã cạn dần.

Dẫn đến xuất khẩu tôm trong tháng 6 giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Sang tháng 7, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm gần 13% đạt 385 triệu USD. Luỹ kế 7 tháng, xuất khẩu tôm mang về 2,65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới được dự báo là không khả quan trong nửa cuối năm. Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm dẫn đến lượng tồn kho tăng, và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm.

Trong khi đó, sản xuất tôm trong nước đang gặp khó khăn do thời tiết và các chi phí quá cao, nên tôm nguyên liệu tiếp tục thiếu hụt trong nửa cuối năm.

Cá tra có nhiều lợi thế trong "cơn bão" lạm phát

Không như mặt hàng tôm, nguyên liệu cá tra không phải là vấn đề lớn, nhưng nhu cầu nhập khẩu có xu hướng chững lại ở một số thị trường. Xuất khẩu cá tra đã tăng trưởng chậm lại trong quý 2/2022. Sang tháng 7, xuất khẩu cá tra đạt 197 triệu USD, tăng 56%, luỹ kế hết tháng 7/2022, đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2022.

“Khi lạm phát lên quá cao ở nhiều thị trường và xu hướng tăng giá xuất khẩu của các nước, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ thay đổi, họ sẽ thắt chặt chi tiêu và chuyển sang các sản phẩm có giá phù hợp như cá tra phile đông lạnh hoặc chả cá, surimi, cũng như một số sản phẩm đông lạnh khác…”, bà Lê Hằng nhận định.

Tính đến hết tháng 7/2022, xuất khẩu cá ngừ tăng 53% đạt 641 triệu USD, xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 31% đạt 417 triệu USD và các loài cá biển khác tăng 16% đạt trên 1,1 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu cá ngừ, cá biển khác và mực, bạch tuộc vẫn giữ được mức tăng trưởng cao từ 3744% trong tháng 7.

“Tồn kho tăng cùng với lạm phát đã tác động đến nhu cầu nhập khẩu của Mỹ từ tháng 6, khiến xuất khẩu sang thị trường này giảm 8% trong tháng 6, và giảm sâu 23% trong tháng 7. Luỹ kế 7 tháng, xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn giữ tăng trưởng 28% trong tháng 7, luỹ kế 7 tháng đạt 829 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021. Sau 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc đã chạm mốc 1 tỷ USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái.

Song, khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu trong quý III. Do vậy, quý III sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý 2 và quý 1, ước đạt khoảng 3 tỷ USD”, bà Lê Hằng dự báo.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường

Doanh nghiệp bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.

Hút xì gà sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền thuế?

Hút xì gà sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền thuế?

Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.

Khách mua vé máy bay Tết tăng cao, các hãng hàng không gấp rút tăng tải

Khách mua vé máy bay Tết tăng cao, các hãng hàng không gấp rút tăng tải

Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.

Những dịch vụ hái ra tiền nhờ chị em đi làm đẹp sớm đón Tết

Những dịch vụ hái ra tiền nhờ chị em đi làm đẹp sớm đón Tết

Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.