Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau nhiều tháng gián đoạn và đình trệ do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Nga đã bắt đầu đà phục hồi tích cực.
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Cụ thể, cuối tháng 2/2022 xung đột Nga - Ukraine bắt đầu, ngay sau đó xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nga trong tháng 3 và tháng 4/2022 đã giảm lần lượt 86% và 46% vì khâu vận tải tắc nghẽn, thanh toán thương mại khó khăn. Thời điểm đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đi Nga cho biết, nhiều đơn hàng đã gửi đi phải quay đầu, việc thanh toán gặp nhiều rủi ro. Chuỗi cung ứng cho sản xuất và xuất nhập khẩu bị đứt gãy. Doanh nghiệp buộc phải tìm cách xử lý hàng tồn hoặc xuất khẩu sang thị trường khác.
Tuy nhiên, từ tháng 5, xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã hồi phục dần dần và từ tháng 7 bắt đầu đảo chiều, tăng 36% và tăng mạnh 98% trong tháng 8. Tính chung 8 tháng năm 2022 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nga đạt trên 94 triệu USD (giảm 20% so với cùng kỳ 2021).
Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại, VASEP cho biết, trong 8 tháng, cá tra vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 22% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nga với giá trị đạt gần 21 triệu USD (giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021); trong đó, cá tra phile đông lạnh chiếm khoảng 75%, cá tra nguyên con chiếm khoảng 14%, cá tra cắt khúc chiếm 11%.
Xuất khẩu tôm chân trắng, chả cá và surimi đều giảm sâu trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu tôm chân trắng đạt trên 16 triệu USD, chiếm 17%, xuất khẩu chả cá surimi đạt trên 12 triệu USD, chiếm 13%.
Trong khi xuất khẩu đa số sản phẩm thuỷ sản sang Nga đều sụt giảm vì bị gián đoạn trong giai đoạn đầu cuộc xung đột Nga – Ukraine thì xuất khẩu cá chỉ vàng, cá ngừ, cá cơm sang thị trường này vẫn giữ được tăng trưởng dương; trong đó, xuất khẩu cá ngừ chiếm 17%, tăng 97% đạt gần 16 triệu USD, cá chỉ vàng tăng 6% đạt 14,6 triệu USD, chiếm 15%, cá cơm tăng 27% đạt 4,6 triệu USD.
Ông Dương Hoàng Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nga phân tích, mặc dù bị lệnh trừng phạt kinh tế từ nhiều nước G7 nhưng hàng hoá tại thị trường Nga vẫn khá ổn định vì Nga vẫn còn nhiều đối tác khác, xuất khẩu hàng hoá của Nga ra thị trường thế giới vẫn tăng. Năm 2021, thặng dư thương mại của Nga đạt khoảng 70 tỷ USD, năm nay thặng dư thương mại của Nga dự báo còn lớn hơn. Vấn đề thanh toán khi xuất khẩu sang Nga không còn là khó khăn và dư địa thị trường vẫn rộng lớn.
Theo ông Dương Hoàng Minh, vận tải hàng hoá từ Việt Nam sang Nga đã thuận lợi hơn. Hiện nay, tập đoàn vận tải Nga đã mở tuyến vận tải thẳng TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng - Vladivostok và đã có một số hãng tàu khác chạy tuyến mới, việc vận chuyển nhanh hơn, thời gian ngắn hơn. Ngoài ra có thêm hệ thống vận tải đường sắt hỗ trợ cho giao thương với Nga.
Với nhiều tín hiệu khá tích cực, các chuyên gia nhận định xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nga sẽ tiếp đà hồi phục trong những tháng cuối năm nay. VASEP dự báo cả năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nga sẽ ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 16%, đạt trên 190 triệu USD.
Anh quốc cho biết sẽ ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty dược phẩm Anh trong việc bán thuốc sản xuất tại Anh vào thị trường Việt Nam, theo chiến lược thương mại mới ưu tiên các thỏa thuận nhanh, theo ngành cụ thể.
Khi Thái Lan hạn chế xuất khẩu sang Campuchia do tranh chấp biên giới, các công ty Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần tại Campuchia.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt trên 578,95 triệu USD – tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển từ hai đến ba trung tâm tiêu dùng tích hợp mang tính bước ngoặt mới vào năm 2030, với mục tiêu đạt doanh thu bán hàng hàng năm trên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD).
Sự tò mò khiến cô nàng du khách Thái quyết định bước vào 7-Eleven tại Việt Nam và rồi không giấu nổi sự phấn khích khi phát hiện ra loạt món đồ "có 1-0-2".
Một cuộc chiến dai dẳng trong thị trường giao đồ ăn của Trung Quốc đã khiến Tập đoàn Alibaba mất tới 100 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến lợi nhuận và niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bị xói mòn.
Anh quốc cho biết sẽ ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty dược phẩm Anh trong việc bán thuốc sản xuất tại Anh vào thị trường Việt Nam, theo chiến lược thương mại mới ưu tiên các thỏa thuận nhanh, theo ngành cụ thể.
Khi Thái Lan hạn chế xuất khẩu sang Campuchia do tranh chấp biên giới, các công ty Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần tại Campuchia.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt trên 578,95 triệu USD – tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển từ hai đến ba trung tâm tiêu dùng tích hợp mang tính bước ngoặt mới vào năm 2030, với mục tiêu đạt doanh thu bán hàng hàng năm trên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD).
Sự tò mò khiến cô nàng du khách Thái quyết định bước vào 7-Eleven tại Việt Nam và rồi không giấu nổi sự phấn khích khi phát hiện ra loạt món đồ "có 1-0-2".
Một cuộc chiến dai dẳng trong thị trường giao đồ ăn của Trung Quốc đã khiến Tập đoàn Alibaba mất tới 100 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến lợi nhuận và niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bị xói mòn.