Chủ nhật, 24/11/2024

Ăn hàng ở Hàn Quốc ngày càng đắt

15/04/2022 6:00 PM (GMT+7)

Do giá nguyên liệu, phí giao hàng tăng cũng như nhu cầu ăn uống của người dân phục hồi, chi phí cần thiết cho một bữa ăn ngoài ở xứ củ sâm ngày càng cao.

Theo số liệu từ Korean Statistical Information Service ngày 10/4, chi phí ăn uống bên ngoài ở Hàn Quốc trong tháng 3 đã tăng 6,6% so với cùng thời điểm năm ngoái, mức tăng mạnh nhất trong vòng 23 năm.

39 loại thực phẩm mọi người thường chọn khi đi ăn ngoài, bao gồm hamburger, jajangmyeon (mì tương đen), gimbap (cơm cuộn) đều tăng giá, theo Korea Herald.

Vào tháng 3, galbitang (súp thịt bò) có mức tăng giá cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái với 11,7%, tiếp theo là cháo, hamburger và cá sống, mỗi loại hơn 10%.

Trong khi đó, món mì tương đen tăng 9,1%, cơm cuộn, gà rán, mì gói, seollongtang (súp xương bò) và teokbokki (bánh gạo cay) cũng tăng giá khoảng 8%.

Chỉ có 6 loại thực phẩm, bao gồm samgyetang (gà hầm sâm), bia, hải sản hầm và rượu soju tăng giá chưa đến 4%.


Ăn hàng ở Hàn Quốc ngày càng đắt - Ảnh 1.

Chi phí cho các bữa ăn ngoài ở Hàn Quốc ngày càng cao. Ảnh: Yonhap.

Cơ quan thống kê cho biết tình trạng tăng giá này là do giá nguyên liệu và phí giao hàng tăng, cũng như nhu cầu ăn uống ở bên ngoài của người dân được phục hồi. Những con số này sẽ không giảm và có khả năng tăng thêm.

"Giá nguyên liệu thực phẩm tiếp tục tăng tạo gánh nặng cho các nhà kinh doanh, khiến họ phải tăng giá món ăn. Thêm vào đó, nhu cầu ăn uống phục hồi do các quy định phòng dịch được nới lỏng cũng khiến giá đồ ăn tăng lên", nhà nghiên cứu của KSIS cho biết.

Theo khu vực, Incheon có mức tăng chi phí ăn uống cao nhất với 7,4%, tiếp theo là Nam Gyeongsang và Gangwon với 7,1% và 7%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.