Trước đó, Thanh tra Bộ Công Thương có quyết định xử phạt hành chính 05 doanh nghiệp, đầu mối kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu. Các doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Đồng Tháp, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa, Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro), Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu, Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương.
Thông tin xử phạt được Thanh tra Bộ Công Thương gửi đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên đều bị tước giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu trong thời hạn 01 tháng (từ ngày 31/8 đến 31/9).
Cùng với Saigon Petro, một số doanh nghiệp khác cũng gửi đơn kiến nghị, văn bản đến Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Theo văn bản của Saigon Petro: Do năm 2021, Công ty không có tổng đại lý và đại lý bán lẻ mà có 73 thương nhân nhượng quyền bán lẻ. "Vì vậy đoàn thanh tra Bộ Công thương đã kết luận công ty không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
Phía Saigon Petro cho rằng: Hai hình thức đại lý bán lẻ và nhượng quyền bán lẻ là tương đương nhau, đều nằm trong hệ thống phân phối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đầu mối.
Saigon Petro dẫn theo quy định tại khoản 5 điều 7 Nghị định số 83 về kinh doanh xăng dầu quy định thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải có hệ thống phân phối xăng dầu: "Tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
Theo Saigon Petro, Nghị định 95 có hiệu lực tháng 11/2021 quy định thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải có hệ thống phân phối xăng dầu "tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 5 cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân".
Theo Saigon Petro, với quy định tại Nghị định 95, công ty này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hệ thống phân phối, vì luôn có trên 40 thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
Saigon Petro khẳng định công ty luôn thực hiện tốt trong việc cung ứng xăng dầu cho thị trường. Hiện doanh nghiệp có 2 kho chứa 278.000 m3.
Để nhấn mạnh về kinh doanh đàng hoàng, Saigon Petro cho biết, từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, sản lượng tiêu thụ toàn công ty đạt 304.300 m3 xăng dầu các loại. Đặc biệt, trong tháng 8 vừa qua, công ty đã cung cấp ra thị trường 52.000 m3, cao 200% so với tháng 7, do thị trường có dấu hiệu khan hiếm nguồn cung dù công ty đang bị lỗ nặng.
Với kết luận và việc xử phạt của Thanh tra Bộ Công Thương, Saigon Petro cho rằng sẽ gây ra hàng loạt hậu quả như hệ thống phân phối của Saigon Petro bị mất nguồn cung ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường; công ty sẽ bị phạt hợp đồng với Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn…
Saigon Petro kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương xem xét dừng quyết định tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.