• Thời sự

    • Giảm nghèo bốn phương
    • Xã hội
  • Thị trường 24h

  • Tiếp thị - Bán hàng

    • Tiêu dùng
    • Doanh nghiệp
  • Đô thị - Địa ốc

    • Quy hoạch
    • Dự án
    • Tiện ích sống
  • Đầu tư - Tài chính

    • Chứng khoán
    • Ngân hàng
    • M&A
  • Xe & Số

    • Ô tô - Xe máy
    • Di động
    • Số hoá
  • Shopping

    • Sản phẩm mới
    • Tư vấn tiêu dùng
  • Giải trí - Du lịch - Ẩm thực

    • Giải trí
    • Điểm đến
    • Ăn uống
  • Media

  • Góc nhìn thị trường

Đang tải... --oC
  • Thời sự
  • Thị trường 24h
  • Tiếp thị - Bán hàng
  • Đô thị - Địa ốc
  • Đầu tư - Tài chính
  • Xe & Số
  • Shopping
  • Giải trí - Du lịch - Ẩm thực
  • Media
  • Góc nhìn thị trường
  • Shopping

  • Sản phẩm mới
  • Tư vấn tiêu dùng
  • Trang chủ
  • Tư vấn tiêu dùng

Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu đơn giản nhưng rất hiệu quả

V.A

31/03/2025 11:40 AM (GMT+7)

Ngải cứu vừa là cây rau vừa là cây thuốc thường thấy trong vườn của nhiều gia đình ở Việt Nam. Với cách sử dụng đơn giản, hiệu quả mà chi phí thấp, ngải cứu còn là một biện pháp an toàn và hiệu quả để chữa đau đầu. Hãy cùng tham khảo những cách chữa đau đầu bằng ngải cứu trong nội dung bài viết dưới đây.

Chia sẻ:
Facebook
Zalo
  • Cách chăm sóc da bằng cacao hiệu quả nhất có thể bạn chưa biết
  • Cách chăm sóc da mặt bằng rau diếp cá: Mụn ẩn, mụn bọc "không cánh mà bay"
  • Cách chăm sóc tóc bằng sốt mayonnaise - một loại sốt rất thơm ngon trên kệ gia vị bếp

Công dụng chữa đau đầu bằng ngải cứu

Ngải cứu có tên khoa học của là Asterimisia vulgaris, thuộc họ hoa cúc Asteraceae. Cây ngải cứu còn được gọi bằng các tên khác như ngải diệp và thuốc cứu. Ngải cứu thường mọc hoang hoặc được trồng để sử dụng trong ẩm thực và trong y học dân gian. Ngải cứu rất dễ trồng, không cần phải chăm sóc nhiều.

Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu đơn giản nhưng rất hiệu quả

Các nghiên cứu khoa học đã xác định rằng ngải cứu chứa một hợp chất quan trọng gọi là Thujone, có khả năng kích thích hệ thần kinh bằng cách ngăn chặn hoạt động của axit gamma aminobutyric (GABA), một chất truyền tải thần kinh quan trọng có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương. Hơn nữa, ngải cứu cũng được biết đến với khả năng chống oxy hóa, giảm đau và chống viêm, điều này giúp làm giảm triệu chứng cơn đau đầu một cách hiệu quả.

Theo Đông y, ngải cứu có hương vị đắng, tính cay và tính ấm. Nó có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, cầm máu và tăng cường sức khỏe sau khi sinh. Ngoài ra, ngải cứu còn được sử dụng để trị hàn thấp và hỗ trợ lưu thông khí huyết. Chính những tính chất này khiến ngải cứu trở thành một dược liệu hiệu quả trong việc giảm cơn đau đầu tại nhà.

Các cách giảm đau đầu bằng ngải cứu

Chữa trị đau đầu bằng hơ ngải cứu

Phương pháp hơ ngải cứu giúp làm giãn mạch máu, giảm đau đầu nhanh chóng và hiệu quả.

Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu tươi

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá ngải cứu và để ráo nước.

Cho lá vào nồi và sao nóng cho đến khi có mùi thơm đặc trưng.

Cuộn lá đã sao nóng thành từng cuộn nhỏ.

Hơ nhẹ nhàng giữa trán và hai lông mày trong khoảng 6 – 7 lần.

Thực hiện đều đặn để cảm nhận sự thuyên giảm rõ rệt.

Cách điều trị đau đầu bằng đắp lá ngải cứu

Đắp lá ngải cứu giúp giảm đau và thư giãn các cơ vùng đầu.

Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu, khăn hoặc túi vải mỏng

Cách thực hiện:

Rửa sạch ngải cứu, cắt nhỏ và sao vàng trong nồi.

Bọc lá ngải cứu đã sao trong túi vải.

Đắp lên vùng đầu cho đến khi hết nóng.

Lặp lại 3 – 4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa đau đầu bằng chườm lá ngải cứu

Phương pháp này giúp lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng và đau nhức vùng đầu.

Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu, ½ chén muối, khăn mỏng

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá ngải cứu, cho vào nồi đất, thêm muối và rang đến khi lá chuyển màu vàng.

Bọc hỗn hợp trong khăn mỏng.

Chườm nhẹ lên trán và thái dương đến khi hết nóng.

Cách chữa đau đầu bằng xông lá ngải cứu

Xông ngải cứu giúp thải độc, giảm đau đầu do khí huyết không thông.

Chuẩn bị: 3 nắm lá ngải cứu, 1 nắm lá khuynh diệp, 1 nắm lá bưởi, 1 nắm lá sả

Cách thực hiện:

Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào nồi với 1,5 lít nước.

Đun sôi rồi giảm lửa nhỏ, tiếp tục nấu thêm 5 phút.

Trùm kín người bằng khăn lớn và xông trong khoảng 15 – 20 phút.

Chữa đau đầu bằng trứng rán ngải cứu

Trứng rán ngải cứu không chỉ là món ăn ngon mà còn giúp giảm đau đầu hiệu quả.

Chuẩn bị: 150g lá ngải cứu non, 2 quả trứng gà

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá ngải cứu, cắt nhỏ và trộn đều với trứng.

Thêm gia vị vừa ăn và rán như bình thường.

Có thể hấp cách thủy trong 30 phút để thay đổi khẩu vị.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu, trứng gà và đậu đen

Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa giúp giảm chóng mặt, đau đầu.

Chuẩn bị: 50g lá ngải cứu, 30g đậu đen, 2 quả trứng gà

Cách thực hiện:

Hầm đậu đen đến khi chín mềm.

Cho trứng gà và lá ngải cứu vào nấu tiếp.

Khi trứng chín, lấy ra bóc vỏ rồi cho lại vào nồi, nấu thêm 5 phút.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu và mật ong

Sự kết hợp giữa ngải cứu và mật ong giúp thanh lọc cơ thể, giảm đau đầu hiệu quả.

Chuẩn bị: 300g lá ngải cứu, 1-2 muỗng mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá ngải cứu, giã nát và vắt lấy nước cốt.

Thêm mật ong vào khuấy đều và uống trực tiếp.

Duy trì liên tục trong 2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Những lưu ý khi sử dụng các cách chữa đau đầu bằng ngải cứu

Dùng ngải cứu với liều lượng hợp lý

Trong ngải cứu có chứa hợp chất Thujone, có khả năng ức chế thần kinh. Việc sử dụng ngải cứu với liều lượng phù hợp giúp giảm đau hiệu quả, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây kích thích quá mức lên hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như co giật, run rẩy, tê liệt và thậm chí tổn thương não bộ.

Để đảm bảo an toàn, khi chế biến món ăn từ lá ngải cứu để chữa đau đầu, chỉ nên dùng khoảng 30 gram mỗi lần và không quá 2 lần mỗi tuần.

Tránh sử dụng ngải cứu trong một số trường hợp đặc biệt

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng dược liệu, bao gồm ngải cứu, trong giai đoạn này để tránh nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Do ngải cứu có tính nhuận tràng và lợi tiểu, người mắc bệnh này nên tránh xa để không làm bệnh trầm trọng hơn.

Người mắc bệnh viêm gan: Tinh dầu trong ngải cứu chứa độc tính có thể làm rối loạn chuyển hóa tế bào gan, gây ra viêm gan cấp tính, gan to, nước tiểu đục hoặc lẫn dịch mật.

Các trường hợp khác: Người mắc sỏi thận, xơ vữa động mạch cũng nên hạn chế sử dụng ngải cứu để tránh biến chứng.

Popup Image
×
Tham khảo thêm
Các bước chăm sóc da cơ bản chuẩn nhất ai cũng làm được

Các bước chăm sóc da cơ bản chuẩn nhất ai cũng làm được

31/03/2025 11:40 AM

Cách chăm sóc da bằng dâu tây giúp da trắng mịn

Cách chăm sóc da bằng dâu tây giúp da trắng mịn

31/03/2025 11:40 AM

Icon
  • Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu
  • Đau đầu
  • ngải cứu
  • trị đau đầu

Chia sẻ bài viết:

Chia sẻ bài viết:

Logo

Chuyên trang của Báo điện tử Dân Việt

Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: thegioitiepthi.danviet.vn

Email: thegioitiepthigroup@gmail.com

  • Thời sự
  • Thị trường 24h
  • Tiếp thị - Bán hàng
  • Đô thị - Địa ốc
  • Đầu tư - Tài chính
  • Xe & Số
  • Shopping
  • Giải trí - Du lịch - Ẩm thực
  • Media
  • Góc nhìn thị trường
Đường dây nóng 0983.122.973
Liên hệ quảng cáo 0934.423.096
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó tổng biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Thư ký toà soạn: Nguyễn Thị Hương Thuỷ
Giấy phép số 15/GP-CBC cấp ngày 15/4/2022
Thế Giới Tiếp Thị Online giữ bản quyền nội dung này
Logo
  • Thời sự
  • Thị trường 24h
  • Tiếp thị - Bán hàng
  • Đô thị - Địa ốc
  • Đầu tư - Tài chính
  • Xe & Số
  • Shopping
  • Giải trí - Du lịch - Ẩm thực
  • Media
  • Góc nhìn thị trường
Đường dây nóng 0901.309.768
Liên hệ quảng cáo 0934.423.096

Chuyên trang của Báo điện tử Dân Việt

Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

Phó tổng biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

Thư ký toà soạn: Nguyễn Thị Hương Thuỷ

Website: thegioitiepthi.danviet.vn

Email: thegioitiepthigroup@gmail.com