Thứ ba, 07/05/2024

Cha đẻ hàng không giá rẻ Đông Nam Á tìm người kế nhiệm

06/05/2023 3:12 AM (GMT+7)

Sau hàng chục năm gắn bó, Giám đốc điều hành AirAsia Tony Fernandes muốn rời vị trí lãnh đạo để chuyển sang lĩnh vực mới.

Tony Fernandes lớn lên ở Malaysia và Anh. Ở độ tuổi ngoài 30, ông quyết định mua lại hãng bay AirAsia từ một tập đoàn thuộc sở hữu của chính phủ Malaysia vào tháng 9/2001 với mức giá tượng trưng 1 ringit, tương ứng khoảng 0,3 USD khi đó.

Tháng 1/2022, với chỉ hai chiếc máy bay, AirAsia nhanh chóng đổi thương hiệu thành hãng hàng không giá rẻ cung cấp các chuyến bay ở Malaysia với giá chỉ 3 USD, thậm chí miễn phí. Đến đầu năm 2004, AirAsia đã có đường bay từ Kuala Lumpur đi quốc tế và sớm thành lập các hãng hàng không khu vực như AirAsia Thái Lan.

Với phương châm “Mọi người đều có thể bay”, những chiếc tàu bay sơn đỏ, trắng của AirAsia đã trở thành lựa chọn phổ biến để đến Bangkok, Singapore, Jakarta hay Phnom Penh. Những tấm vé giá rẻ thúc đẩy sự bùng nổ các chuyến bay trong khu vực, đáp ứng nhu cầu du lịch của tầng lớp trung lưu.

“Tony là người đầu tiên khai thác thị trường bay giá rẻ. Đóng góp của anh ấy trong việc biến các hãng hàng không giá rẻ thành một phương thức bay trong khu vực này rất lớn”, Shukor Yusof, Nhà sáng lập Công ty tư vấn hàng không Endau Analytics, cho biết.

  Cha đẻ hàng không giá rẻ Đông Nam Á tìm người kế nhiệm - Ảnh 1.

Thị phần hàng không giá rẻ tăng cao từng năm. Ảnh: Bloomberg.

Người tiên phong cho hàng không giá rẻ Đông Nam Á

Không chỉ là ông chủ của AirAsia, Fernandes còn đồng sở hữu một đội đua F1, một câu lạc bộ bóng đá tại London (Anh) cũng như một chương trình truyền hình thực tế.

“Thật công bằng khi mô tả Fernandes là người tiên phong hàng không giá rẻ ở châu Á và là người có tầm nhìn mang mô hình này đến khu vực, khiến việc đi lại bằng đường hàng không trở nên hợp lý hơn đối với nhiều người”, Tim Bacchus, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, nhận định.

Fernandes tốt nghiệp năm 1987 với tấm bằng kế toán của Trường Kinh tế London. Ông làm việc với tư cách là người kiểm soát tài chính tại Công ty TNHH Truyền thông Virgin Media của Richard Branson ở thủ đô nước Anh.

Fernandes chuyển về Kuala Lumpur vào năm 1992 để trở thành Tổng giám đốc Warner Music Malaysia. Năm 2001, ông thế chấp ngôi nhà để thành lập Tune Air cùng các đối tác và sử dụng pháp nhân này để tiếp quản AirAsia.

Fernandes tiết lộ ông cảm nhận được cơ hội trong lĩnh vực hàng không khi đang ngồi trong một quán bar ở London xem một chương trình trên truyền hình về bay giá rẻ. Đó là khoảng thời gian mà những công ty trong ngành du lịch được công nhận rộng rãi và là con cưng của các nhà đầu tư.

Nhưng giờ đây, Fernandes muốn chuyển kinh nghiệm tại AirAsia sang lĩnh vực khác. “Tôi tin rằng sẽ có mô hình giáo dục và y tế chi phí thấp. Đây là hai lĩnh vực nơi mọi người bị phân biệt đối xử nhiều nhất”, ông nói.


  Cha đẻ hàng không giá rẻ Đông Nam Á tìm người kế nhiệm - Ảnh 2.

AirAsia khởi đầu chỉ với 2 máy bay. Ảnh: Bloomberg.

Fernandes cho biết đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo mới trong công ty hoặc Đông Nam Á. “Thành thật mà nói tôi không quan tâm họ đến từ đâu. Chúng tôi không bàn về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục. Tôi không quan tâm, miễn là bạn có thể làm được việc”, vị này chia sẻ.

Thực tế, giống các hãng hàng không khác, AirAsia bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch. Theo Bloomberg, hãng hàng không này không còn là đế chế như trước và đã phải đóng cửa các liên doanh ở Nhật Bản, Ấn Độ. Hiện hãng vẫn điều hành cơ sở ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines, đồng thời lên kế hoạch ra mắt ở Campuchia.

“Lãnh đạo tốt là biết khi nào nên đi. Cuộc hành trình của tôi với hàng không có thể sắp kết thúc”, Fernandes phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ở Singapore với thông điệp tìm kiếm người kế nhiệm.

Liên tục gặp biến cố

Năm 2020, Fernandes phải từ chức Giám đốc điều hành AirAsia trong bối cảnh Văn phòng gian lận nghiêm trọng của Anh điều tra vụ hối lộ liên quan đến một đơn đặt hàng của Airbus mặc dù sau đó ông đã được xóa án tích. Chính quyền Ấn Độ cũng đang điều tra ông trong về các khoản thanh toán được sử dụng để gây ảnh hưởng đến chính sách công.

AirAsia cũng trải qua thảm kịch vào năm 2014 khi một chuyến bay lao xuống biển ở Indonesia, cướp đi sinh mạng của 162 người. Thảm họa được cho là do vết nứt khi hàn một bộ phận điện tử trên bánh lái cũng như lỗi của phi công.

Gần đây nhất, Covid-19 đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với toàn ngành. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế ước tính các hãng hàng không trên toàn thế giới thua lỗ 200 tỷ USD trong 3 năm qua.

Việc thị trường trọng điểm Trung Quốc đóng cửa với lượng khách trong và ngoài nước có thể khiến hàng không mất ít nhất một năm nữa để trở lại mức trước đại dịch.


  Cha đẻ hàng không giá rẻ Đông Nam Á tìm người kế nhiệm - Ảnh 3.

Fernandes từng phải rời vị trí lãnh đạo do vướng vào lùm xùm. Ảnh: Arif Kartono.

Lưu lượng hành khách của AirAsia giảm xuống chỉ còn 4,8 triệu lượt vào năm 2021, so với gần 52 triệu lượt trong năm 2019. Công ty cũng phải tạm dừng hầu hết đội bay khoảng 200 chiếc do các biện pháp hạn chế đi lại.

Ngay cả khi hoạt động hàng không phục hồi diện rộng trong năm nay, giá nhiên liệu cao và các vấn đề kinh tế có thể tiếp tục hạn chế nhu cầu đi lại. Những chuyến bay cực rẻ ngày càng ít ỏi khi các hãng hàng không đều cố gắng thu lợi nhuận.

Trong khi hãng hàng không vẫn hoạt động dưới thương hiệu AirAsia, Fernandes đã cải tổ hoạt động kinh doanh vào năm 2022, đổi tên thành Capital A, công ty vận hành siêu ứng dụng có thể được sử dụng để đặt vé, khách sạn, taxi và đồ ăn lẫn dịch vụ fintech.

Fernandes cho biết việc đổi thương hiệu phản ánh rõ hơn vị thế của tập đoàn với tư cách là một công ty đầu tư quan tâm đến du lịch và phong cách sống, đồng thời khẳng định họ "không chỉ là một hãng hàng không nữa”.

Capital A kỳ vọng các hoạt động phi hàng không sẽ chiếm khoảng 50% tổng doanh thu của tập đoàn vào năm 2026, mở đường cho việc Fernandes rời AirAsia chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác.


Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.