Thứ hai, 07/10/2024

'Choáng' với những kỷ lục mới mở màn mùa chinh phục Nóc nhà Thế giới 2022

12/05/2022 3:00 PM (GMT+7)

Mùa leo lên đỉnh núi Everest 2022 được thúc đẩy bởi thông tin: Kỷ lục mới về số lần chinh phục Nóc nhà Thế giới vừa được hướng dẫn viên người Sherpa nổi tiếng thiết lập.

“Choáng” với những kỷ lục mới mở màn mùa chinh phục Nóc nhà Thế giới 2022 - Ảnh 1.

Chỉ có vài khoảng thời gian ít ỏi thời tiết tốt vào tháng 5, là cơ hội tốt nhất để khách du lịch leo núi thực hiện ước mơ chinh phục Nóc nhà Thế giới Everest. (Ảnh: DW)

Số khách du lịch tới Nepal đầu năm 2022 nhiều hơn cả năm 2021

Nepal là quốc gia vùng núi Himalaya, nơi có nhiều đỉnh núi cao nhất nhì thế giới. Bao gồm cả đỉnh Everest cao nhất Trái Đất (gần 8.849m), được mệnh danh là Nóc nhà Thế giới.

Leo lên đỉnh Everest có thể là mơ ước cả đời của một số người. Nhưng khoảng thời gian có thể chinh phục "Nóc nhà Thế giới" rất ngắn. Thường thì các hoạt động leo núi chỉ diễn ra vào tháng 5, khi thời tiết thuận lợi để những người leo núi lên tới đỉnh Everest về mặt lý thuyết.

“Choáng” với những kỷ lục mới mở màn mùa chinh phục Nóc nhà Thế giới 2022 - Ảnh 2.

Dòng người leo lên đỉnh Everest vào tháng 5/2019 - năm Nepal đón khoảng 1,3 triệu khách du lịch nước ngoài đến bằng đường hàng không, chưa kể số khách đến bằng đường bộ từ Ấn Độ. (Ảnh: AFP/Getty)

Trên thực tế, cả chiều leo lên và xuống theo sườn phía đông bắc của Everest đều khiến những người leo núi đối mặt với 3 điểm "nghẹt thở" được gọi là Three Steps (Ba bậc) mà họ phải điều hướng tốt để vượt qua.

Hành trình chinh phục đỉnh Everest vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng vẫn luôn thu hút nguồn khách đáng kể cho ngành du lịch Nepal. Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và khác lạ cùng di sản văn hóa phong phú, ngành du lịch Nepal phát triển khá nhanh sau khi nước này mở cửa cho những người leo núi nước ngoài từ năm 1951. Thời trước Covid-19, du lịch mang lại cho Nepal 471 triệu USD mỗi năm.

“Choáng” với những kỷ lục mới mở màn mùa chinh phục Nóc nhà Thế giới 2022 - Ảnh 3.

Thời hậu Covid-19, ngay sau khi Nepal mở cửa trở lại, khách du lịch bao gồm nhiều nhà leo núi nước ngoài lại tìm đường tới Nepal. (Ảnh: himalayantrekkers)

Theo thống kê của Cơ quan Du lịch Nepal (NTB), khách du lịch nước ngoài đến Nepal đầu năm 2022 nhiều hơn so với cả năm 2021. Cụ thể, năm 2021 Nepal ghi nhận gần 151.000 khách du lịch nước ngoài. Nhưng chỉ riêng 3 tuần đầu tháng 4/2022 đã có gần 50.000 khách du lịch tới Nepal. Hầu hết là từ Ấn Độ, Mỹ, Anh, Đức và Pháp.

Những kỷ lục mới mở màn mùa chinh phục Nóc nhà Thế giới Everest 2022

Sherpa Kami Rita là con trai của một trong những người Sherpa đầu tiên ở Nepal làm hướng dẫn viên chuyên nghiệp cho khách nước ngoài leo núi thời thập niên 1950. Ngoài leo lên đỉnh Everest, Sherpa Kami Rita còn leo lên một số đỉnh núi khác cũng thuộc nhóm cao nhất thế giới, bao gồm K-2 (8.611m), Cho-Oyu (8.188m), Manaslu (8.163m) và Lhotse (8.616m).

“Choáng” với những kỷ lục mới mở màn mùa chinh phục Nóc nhà Thế giới 2022 - Ảnh 4.

Hướng dẫn viên người Sherpa nổi tiếng Kami Rita vừa lập kỷ lúc mới, trước thềm mùa chinh phục Nóc nhà Thế giới Everest 2022. (Ảnh: CNN)

Báo chí quốc tế dẫn nguồn tin từ các nhà tổ chức đoàn thám hiểm cho biết: Hướng dẫn viên người Sherpa nổi tiếng Kami Rita dẫn đầu nhóm 10 Sherpa giàu kinh nghiệm khác, leo lên đỉnh Everest lần này để cố định số dây căng dọc theo tuyến đường; nhằm chuẩn bị cho hàng trăm nhà leo núi nước ngoài cùng nhiều hướng dẫn viên Sherpa chinh phục "Nóc nhà Thế giới" vào cuối tháng 5.

Với hành trình leo lên đỉnh Everest lần thứ 26 vừa hoàn thành tối 7/5, hướng dẫn viên Kami Rita, 52 tuổi, đã phá kỷ lục chinh phục Nóc nhà Thế giới lần thứ 25 do ông xác lập ngày 7/5/2021. Đồng thời vượt mục tiêu "25 lần leo lên đỉnh Everest trước khi nghỉ hưu" do chính Kami Rita đặt ra trước đây.

“Choáng” với những kỷ lục mới mở màn mùa chinh phục Nóc nhà Thế giới 2022 - Ảnh 5.

Một Kỷ lục Thế giới mới ấn tượng trước thềm mùa leo núi Everest 2022, cũng vừa được Tổ chức Guiness xác nhận hồi tháng 3 về Tiệc trà ở nơi cao nhất - tại Trại 2 ở độ cao gần 6.500m trên đỉnh Everest; do vận động viên Mỹ Andrew Hughes cùng nhóm thám hiểm leo núi lập ngày 5/5/2021. (Ảnh: CNN)

Người Sherpa là một trong những nhóm dân tộc Tây Tạng, có nguồn gốc từ những vùng núi cao nhất của Nepal, huyện Tingri của khu tự trị Tây Tạng và dãy núi Himalaya. Người Sherpa thành lập các Gompas (chùa hoặc tu viện Phật giáo) - nơi họ thực hành những nghi thức tôn giáo truyền thống của mình.

“Choáng” với những kỷ lục mới mở màn mùa chinh phục Nóc nhà Thế giới 2022 - Ảnh 6.

Làng Tengboche của người Sherpa được thế giới biết đến, sau khi Nóc nhà Thế giới Everest bị chinh phục lần đầu tiên năm 1953. (Ảnh: intlsherpaexpedition.wordpress)

Nhiều thành viên của cộng đồng người Sherpa được biết đến với nghề leo núi kiếm sống. Khi dòng khách du lịch nước ngoài đổ tới Nepal ngày càng nhiều, người Sherpa nhanh chóng thích nghi với hoạt động du lịch đi bộ đường dài (Trekking) và leo núi, đặc biệt là hướng dẫn hành trình giúp các nhà leo núi chinh phục đỉnh Everest.


(Theo Daily Mail, Deutsche Welle, CNN)
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?