Tại sự kiện trực tuyến chủ đề “Đổi mới chuỗi cung ứng” do Forbes Việt Nam Live tổ chức với sự tham gia của ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam, bà Đặng Minh Phương - Chủ tịch Hiệp hội Logistic TP.Hồ Chí Minh, các diễn giả đã chỉ ra thực tế về những khó khăn mà doanh nghiệp Việt gặp phải trước sự đứt gãy của chuỗi cung ứng.
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, dù 9 tháng đầu năm, xuất khẩu ngành dệt may vẫn tăng 13% so với cùng kỳ song ngành dệt may cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của Covid-19, điển hình với 5 đứt gãy lớn.
Đó là đứt gãy về nguyên liệu đầu vào, nhiều nhà máy sản xuất đóng cửa do ảnh hưởng của COVID dẫn đến đứt gãy trong dây chuyền sản xuất, cùng với đó là những vướng mắc trong thủ tục hải quan, lưu thông hàng hóa khó khăn, sự rườm rà của giấy đi đường gây ra đứt gãy về vận tải.
Những đứt gãy đó khiến cho doanh nghiệp gặp khó trong sản xuất kinh doanh dẫn đến đứt gãy dòng tiền, không có dòng tiền để tái đầu tư sản xuất.
"Nếu Chính phủ không có những chính sách cũng như biện pháp phù hợp để kịp thời thích nghi thì không chỉ chuỗi cung ứng mà nền kinh tế cũng sẽ tiếp tục bị đứt gãy", ông Giang dự báo.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang gặp phải sưk khó khăn trước sự đứt gãy của chuỗi cung ứng. Đồ họa. Ảnh: FBVN.
Đồng ý với quan điểm của ông Vũ Đức Giang, ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam cũng cho biết, việc đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến 18% doanh nghiệp FDI nước ngoài tại Việt Nam dịch chuyển sang các quốc gia khác. Mặc dù việc rút vốn chưa xảy ra song điều này cũng góp phần ảnh hưởng tới bức tranh thương mại & xuất khẩu.
Sở dĩ có các đứt gãy này, một phần nguyên nhân được cho là các doanh nghiệp Việt vẫn quen với cách quản lý cũ nên khi có sự việc bất ngờ xảy ra còn lúng túng, chưa có sự chủ động chuẩn bị cho những rủi ro.
Thêm vào đó, mặc dù hiện tại ở Việt Nam đã xuất hiện một số đơn vị logistic trong nước và nước ngoài, tuy nhiên, giữa các doanh nghiệp lại chưa có sự kết nối chặt chẽ, nhà xưởng có nhu cầu nhưng lại không biết đi đâu để tìm đơn vị vận chuyển...
Theo các diễn giả, thực tế cho thấy, Chính phủ đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để từng bước phục hồi tăng trưởng kinh tế song song với kiểm soát đại dịch.
Các doanh nghiệp cũng đang từng bước cải thiện tình trạng trước mắt để duy trì sản xuất, đảm bảo công việc cho người lao động đồng thời tìm kiếm các giải pháp tái cơ cấu sản xuất cho những mục tiêu dài hạn hơn.
Hệ thống quản trị số đồng bộ giữa logistic, warehouse và delivery được mong đợi giúp giải bài toán đổi mới chuỗi cung ứng. Đồ họa. Ảnh: FBVN.
Bên cạnh đó, quy mô thương mại quốc tế Việt Nam gia tăng nhanh chóng, kéo theo các nhu cầu mới và các xu hướng logistic mới hình thành.
Để tăng khả năng ứng phó với những biến động liên tục, các doanh nghiệp cần ứng dụng phần mềm logistic vào trong quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt, sẽ là thiết thực nếu các doanh nghiệp tạo ra được một hệ thống quản trị số có thể kết nối các ngành hàng lại với nhau.
Đồng thời, các diễn giả cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động thích nghi, đổi mới tư duy, ứng dụng công nghệ mới để chuyển đổi số trong các quy trình vận hành, nâng cấp mô hình kinh doanh song song với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mở rộng mạng lưới đối tác, đa dạng hóa nguồn cung.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước nên vượt qua "nỗi sợ", có sự phối hợp nhịp nhàng cùng những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tránh tạo ra các “điểm nghẽn”.
Cuối cùng, nhiều diễn giả có chung nhận định, việc tái định hình lại chuỗi cung ứng như thế nào là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, đòi hỏi rất lớn sự chủ động thích ứng và tính linh hoạt để nền kinh tế Việt Nam giữ vững mắt xích trong toàn chuỗi cung ứng nội địa lẫn trên phạm vi toàn cầu.
Với việc phát triển ồ ạt sầu riêng, chanh dây… như hiện nay, rất có thể vài ba năm tới tình trạng cung vượt cầu lại xảy ra và phải giải cứu.
Thuê nhà sẽ là lựa chọn tốt hơn nếu bạn muốn sống ở thành phố lớn và chưa có quỹ khẩn cấp.
Thị trường đã có động thái mới sau Nghị định 08, Nghị quyết 33 và biện pháp hạ nhiệt lãi suất từ NHNN, tuy nhiên vẫn cần thời gian để những nỗ lực này thực sự có tác động rõ rệt.
ASEAN là thị trường nhiều tiềm năng và dư địa cho các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, để tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này, đòi hỏi DN Việt phải tận dụng tốt ưu đãi hiệp định thương mại tự do cũng như nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Qua số năm sử dụng, sứ mệnh phục vụ con người của chúng lập tức "biến hình" trở thành mối đe dọa với bất cứ sự chủ quan, bình chân như vại, dùng dằng muốn tận dụng nào.
Từ vụ người giúp việc được thuê qua mạng lấy cắp tài sản của chủ nhà ở Huế, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi thực hiện các giao dịch trên mạng xã hội.