"Sau khi học hết cấp 2 thì bố mẹ tôi muốn gả tôi đi lấy chồng. Theo lẽ thường thì ở bản con gái đến tuổi 15,16 thì phải lấy chồng rồi. Nhưng tôi nghĩ nếu lấy chồng sớm tôi sẽ không thực hiện được những ước mơ của mình nên tôi đã quyết định phản đối để không phải lấy chồng sớm. Bố mẹ tôi rất giận, thậm chí mẹ tôi còn đuổi tôi ra khỏi nhà. Nhưng cũng may, mẹ thương tôi nên cũng dần hiểu ra và chấp nhận". Lý Tả Mẩy nhớ lại.
Sau 2 năm bị ngắt quãng, Mẩy bắt đầu học cấp 3, theo chương trình cấp tốc, mỗi tuần chỉ học 3 buổi thời gian còn lại là đi làm thêm. Cô gái bản Tà Phìn với vốn tiếng Anh bập bẹ bắt đầu làm quen với công việc làm hướng dẫn viên du lịch, mức lương 70.000 -80.000 đồng/ngày. Đó cũng là thời gian Mẩy vui lắm vì được chia sẻ, được học hỏi từ các bạn người nước ngoài. Mẩy cho biết, cô bắt đầu đam mê học rồi nhận thức được mình cần thay đổi tư duy, cần phá bỏ cái định kiến bất bình đẳng giới và mình phải nỗ lực vươn lên để làm việc có ích cho xã hội, cho cộng đồng.
Thay đổi mình và giúp chị em thay đổi
"Cơ duyên làm du lịch đến với tôi vào năm 2016, khi du lịch ở Sapa phát triển và khách đến với Tả Phìn rất nhiều. Tôi đã quyết định xây nhà làm dịch vụ Homestay, mặc dù thiếu vốn phải đi vay thêm ngân hàng. Lúc mới đầu mở dịch vụ tôi gặp vô vàn khó khăn, từ kỹ năng vận hành, kỹ năng đón khách, cách bày trí nhà cửa và thiếu vốn đầu tư nhưng tôi vẫn cố gắng vừa làm vừa mày mò. Cũng may là tôi vẫn có một lượng khách nước ngoài khá ổn định, họ đi để trải nghiệm nên không yêu cầu quá cao về dịch vụ. Tuy nhiên nếu để mở rộng kinh doanh thì tôi còn thiếu rất nhiều". Lý Tả Mẩy kể.
Cơ hội mở ra với Mẩy khi được tham dự lớp tập huấn năng cao năng lực làm dịch vụ du lịch. Lúc đó, Mẩy mới biết đến khái niệm du lịch cộng đồng. Cuối năm 2021, Lý Tả Mẩy thành lập HTX dưới sự hỗ trợ của Phòng VHTT Du lịch Sapa và dự án Great của chính phủ Úc.
Lý Tả Mẩy chia sẻ: "Được cộng đồng tín nhiệm bầu làm giám đốc HTX, thực sự lúc đó tôi cũng không biết trách nhiệm của mình sẽ làm những gì. Tôi bắt đầu mày mò vừa làm vừa tìm hiểu. Thời điểm đó tôi cảm thấy lo lắng sợ không biết mình sẽ làm thế nào, nhưng rồi tôi được các chuyên gia từ dự án xuống cầm tay chỉ việc, được tập huấn kỹ năng làm du lịch, vận hành nhóm, kỹ năng xây dựng kế hoạch cho HTX, tập huấn chuyển đổi số bán hàng online. Từ đó tôi biết cách trao đổi với chị em hơn và giúp chị em nhận thức được việc thay đổi tư duy, tăng cường sự đoàn kết các cá nhân trong cộng đồng, cùng chung tay xây dựng hình ảnh điểm du lịch cộng đồng của bản Tả Phìn ngày càng đẹp lên".
Ứng dụng công nghệ mới phát triển dịch vụ du lịch
"Tôi vẫn nhớ trước thời điểm dịch Covid-19 xảy ra, khách đến liên tục nên chúng tôi bận lắm. Các chị em trong HTX hiếm có thời gian ngồi trò chuyện với nhau. Tuy nhiên đầu năm 2020, đại dịch bùng phát. Các hộ làm du lịch như chúng tôi lao đao vô cùng, vì các hộ đang nâng cấp cải tạo nhà cửa thì bị bỏ dở. Nhờ có dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, chúng tôi đã xây dựng các sản phẩm tour tuyến phù hợp với khách trong nước và kết nối với khách hàng.
Chúng tôi cũng được học cách ứng phó với dịch bệnh bằng cách kết hợp làm du lịch với nông nghiệp, ứng dụng công nghệ mới để thúc đẩy bán hàng online. Ví dụ như trước đây, tôi cũng có bán thêm thuốc tắm nhưng chủ yếu bán cho khách đến ở hoặc qua các triển lãm. Bây giờ tôi đã biết cách quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội Zalo, Facebook. Điều khiến tôi rất vui là trong 3 tháng Tết năm 2022, nhờ bán hàng online, doanh thu của tôi cũng đạt được trung bình 20 triệu một tháng.
Nhờ ứng dụng công nghệ, các hộ trong cộng đồng đã có cơ hội tham gia các hoạt động như chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tại cộng đồng, và tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng ổn định hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng biết cách khai thác gìn giữ các giá trị văn hóa của Dân tộc mình để đưa ra thị trường giới thiệu tới khách du lịch.
Đó là hạnh phúc lớn lao nhất của tôi khi nhìn thấy cộng đồng của mình có tiếng nói chung và mình cũng được góp phần xây dựng lên. Bên cạnh đó việc tăng cường được sự bình đẳng giới trong gia đình các thành viên cũng được nâng cao một cách rõ rệt". Lý Tả Mẩy chia sẻ với ánh mắt lấp lánh niềm tin.
Xuất khẩu dừa đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua, ước đạt kim ngạch 1 tỷ USD năm 2024. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến dừa Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng, do tình trạng xuất khẩu ồ ạt trái dừa tươi sang Trung Quốc
Hệ thống siêu thị và bán hàng của Aeon là mục tiêu của hàng loạt sản phẩm organic, nông sản tươi như bưởi da xanh, trà kombucha, mỹ phẩm thiên nhiên… từ các doanh nghiệp Việt Nam.
Tại sự kiện Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024, du khách có thể cùng các nghệ nhân tạo tác sản phẩm làng nghề; tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc.
Nhiều đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang rất căng thẳng. Một số đường bay còn cạn vé trong ngày đầu và ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết.
Theo các nhà sản xuất và bán lẻ, mùa Tết năm nay, doanh nghiệp và người dân có xu hướng chuộng giỏ quà Tết tiết kiệm chỉ từ 100.000 - 200.000 đồng. Sản phẩm trong giỏ quà Tết phải thiết thực, đáp ứng nhu cầu thay vì những mặt hàng xa xỉ.
Hàng hóa, thực phẩm phục vụ mùa Tết với giá bình ổn, khuyến mãi sâu chính thức được TP.HCM triển khai và tổ chức bán lưu động tại nhiều quận. Người dân sẽ được mua sắm hàng Tết với giá bất ngờ, để ai cũng được đón xuân.