Thứ ba, 08/10/2024

Cơ sở nào để "đại bàng" thế giới đến Bình Dương rồi ở lại?

02/12/2023 2:50 PM (GMT+7)

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Horasis 2023 là cơ hội để Bình Dương thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới đến đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Horasis 2023 dự kiến diễn ra từ ngày 3-5/12 tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương, với khoảng 700 đại biểu.

Cơ sở nào để "đại bàng" thế giới đến Bình Dương rồi ở lại? - Ảnh 1.

Bình Dương không ngừng đổi mới, cải cách thực chất môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn, thân thiện, luôn sẵn sàng chào đón nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư.Ảnh:dangcongsan.vn

Tiến sĩ Frank Jurgen Richter - Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis - cho biết, diễn đàn sẽ có 6 phiên họp toàn thể và 28 phiên đối thoại, thảo luận diễn ra song song, trong đó sẽ có 2 phiên đặc biệt của Bình Dương là cộng đồng thông minh, đổi mới sáng tạo và công nghiệp 4.0.

Các diễn giả, nhà nghiên cứu khoa học tham gia đối thoại, các phiên họp toàn thể để cùng đưa ra các giải pháp, tầm nhìn, kiến tạo Cộng đồng thông minh, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), hợp nhất chuỗi cung ứng châu Á, lộ trình chuyển đổi năng lượng của châu Á, đầu tư tác động châu Á, sự phát triển của Blockchains, chính sách công nghiệp châu Á, phát triển cơ sở hạ tầng châu Á…

Với trên 4.200 dự án, với số vốn 40,2 tỷ USD, tỉnh Bình Dương đứng thứ 2 cả nước (sau TP.HCM) về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Từ đầu năm đến giữa tháng 10/2023, Bình Dương thu hút được hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI, trong đó có hàng trăm dự án đầu tư mới và tăng vốn. Đầu tư trong nước cũng phát triển với gần 5.400 doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký là hơn 71.000 tỷ đồng…

Các phiên đối thoại được tổ chức theo từng chuyên đề về các vấn đề kinh tế thế giới và khu vực; các xu hướng mới phát triển công nghệ với các bài tham luận và phát biểu của diễn giả là CEO của các tập đoàn nổi tiếng thế giới, các nhà lãnh đạo kinh doanh chủ chốt...

Các cuộc họp, thảo luận tại Horasis 2023 chú trọng về châu Á, những cơ hội, thách thức và tầm nhìn cho các tổ chức trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế thành phố thông minh.

"Chúng tôi làm cầu nối để các doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư. Riêng bản thân tôi đã giới thiệu đến bạn bè về Bình Dương và họ đã đến đây đầu tư. Nhiều ông chủ tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới sẽ ngồi lại bàn bạc, từ đó đưa ra kế hoạch hợp tác đầu tư trong tương lai", Tiến sĩ Frank Jurgen Richter nói.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng cho biết, thời gian qua, Bình Dương đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các địa phương nước ngoài và các tổ chức quốc tế, góp phần quan trọng trong thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp kinh tế phát triển.

Tính đến nay, tỉnh đã thiết lập mối quan hệhợp tác song phương với 13 tỉnh, thành phố nước ngoài và là thành viên chính thức, đối tác đáng tin cậy của 3 tổ chức quốc tế, bao gồm: Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á (Horasis) và Hiệp hội Trung tâm thương mại thế giới (WTCA).

Diễn đàn Horasis 2023 là cơ hội thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Bình Dương và thế giới. Qua đó, tạo nền tảng quan trọng, tiếp tục góp phần vào chương trình đột phá kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

"Diễn đàn Horasis đã diễn ra vào các năm 2018, 2019, 2022, rất nhiều doanh nghiệp đã chọn địa phương để đầu tư. Đơn cử như Tập đoàn Lego đã đầu tư 1,3 tỷ USD xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Vsip 3, dự kiến 2024 đưa vào hoạt động. Để đón các nhà đầu tư, Bình Dương đã và đang xây mới các khu công nghiệp hiện đại", ông Mai Hùng Dũng, chia sẻ.

Cũng theo ông Dũng, tỉnh Bình Dương luôn nhất quán tinh thần thu hút đầu tư phải hướng tới phát triển bền vững, ưu tiên các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao.

"Bình Dương không ngừng đổi mới, cải cách thực chất môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn, thân thiện, luôn sẵn sàng chào đón nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển lâu dài tại địa phương", ông Dũng khẳng định.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.

Xây nhà máy quy mô tại Việt Nam, các hãng xe Trung Quốc quyết đấu xe Nhật - Hàn

Xây nhà máy quy mô tại Việt Nam, các hãng xe Trung Quốc quyết đấu xe Nhật - Hàn

Một số hãng xe Trung Quốc cho thấy sự quyết tâm và nghiêm túc trong việc chinh phục thị trường Việt bằng các hành động xây dựng nhà máy, mở rộng đại lý phân phối sản phẩm và các linh kiện, phụ tùng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mở ra cơ hội cho bất động sản

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mở ra cơ hội cho bất động sản

Theo các chuyên gia, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai sẽ tạo động lực lớn cho thị trường địa ốc, giúp cân bằng cung cầu về nhà ở, hạn chế đà tăng giá bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM...

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chưa có tiền lệ, không có cơ sở so sánh giá vé cao hay thấp

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chưa có tiền lệ, không có cơ sở so sánh giá vé cao hay thấp

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại Việt Nam chưa có trong tiền lệ. Do đó, không thể so sánh hay đánh giá được vé tàu cao hay thấp.

Giá vàng tăng vọt sau tin Iran phóng tên lửa vào Israel

Giá vàng tăng vọt sau tin Iran phóng tên lửa vào Israel

Giá vàng bật tăng trở lại hơn 1% khi căng thẳng Trung Đông leo thang, với cuộc tấn công của Israel vào Hezbollah và phản ứng mạnh mẽ từ Iran.

Doanh nghiệp bất động sản không "sợ" đòn bẩy tài chính?

Doanh nghiệp bất động sản không "sợ" đòn bẩy tài chính?

Hơn 2/3 các chủ đầu tư niêm yết có dòng tiền để trả nợ từ mức yếu đến cực kỳ yếu, cụ thể là dòng tiền hoạt động dưới 5% tổng nợ, đặc biệt là những chủ đầu tư bị ảnh hưởng bởi các vấn đề pháp lý dự án, theo dữ liệu mới công bố từ VIS Rating.