Cồn Hến có hình dài theo hướng bắc - nam, gần như chính giữa dòng sông, trùng với đường phân thủy. Khởi nguồn chỉ là bãi đất bồi, qua thời gian, cồn Hến trở thành một hòn đảo với diện tích 26,4ha.
Sử sách không ghi chép cồn Hến xuất hiện trên sông Hương từ bao giờ. Theo một số tài liệu, ban đầu, cồn Hến có tên là “xứ cồn cạn” do hai khe nước ở giữa cồn bị bồi lấp, cạn dần; nhiều loài cá tôm đến đây sinh sống. Ban đêm, nhiều người tới đây đánh bắt, đèn đuốc soi sáng cả một vùng nên cồn được gọi là cồn Soi. Người dân tới đây quần cư, lập nên làng có tên là Bồi Thành. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714 - 1765) xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân, ông Huỳnh Tương (người xã Diên Đại, huyện Phú Vang) được coi là người đầu tiên đến dựng chòi định cư và làm nghề cào hến. Đến đầu niên hiệu vua Gia Long (1802 - 1820), phường Giang Hến (xã Phú Xuân) ra đời trên “xứ cồn cạn”. Cái tên cồn Hến bắt đầu từ đó.
Khi vua Gia Long khởi dựng kinh thành Phú Xuân mới (1805), theo thuật phong thủy, cồn Hến được lựa chọn là yếu tố “Thanh Long” - nằm bên trái, trước kinh thành (cùng với cồn Dã Viên là yếu tố Bạch Hổ, nằm bên phải). Liên quan tới việc xây dựng kinh thành, 8 xã thuộc phạm vi quy hoạch đã phải di dời nên cồn Hến là nơi tái định cư của dân xã Phú Xuân. Từ đó, cộng đồng dân cư cồn Hến đông thêm, “xứ cồn cạn” này trở thành một đảo nhỏ trù phú. Cồn Hến hiện có khoảng 700 hộ dân với gần 5.000 nhân khẩu, nằm trên địa bàn phường Vỹ Dạ (thành phố Huế).
Trong một thời gian dài, cào và chế biến hến là nghề chính của cư dân cồn Hến nhưng nay nghề đang mai một dần. Nạn khai thác cát trái phép đã làm ảnh hưởng đến địa chất, thủy văn và môi sinh… khiến cho hến cùng nhiều loài thủy sinh dần thưa vắng rồi cạn kiệt. Một số gia đình giữ nghề phải đi mua gom hến từ nhiều nơi khác, có khi rất xa.
Cồn Hến cũng nổi tiếng bởi bắp (ngô) ngon. Ngô trồng ở đất cồn ngon hơn ngô nơi khác ở Huế. Cồn Hến là một “đảo ẩm thực” với các món đặc sản liên quan đến hến, tiêu biểu là cơm hến, chè bắp cùng các loại bánh.
Tạp chí Condé Nast Traveler nổi tiếng của Mỹ đã đề xuất TP.HCM trong danh sách 25 điểm đến hàng đầu để ghé thăm vào năm 2025.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Các tác giả tham dự cuộc thi video clip “Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu” năm 2024 đã làm khó Ban Giám khảo và Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi vì tác giả nào cũng chăm chút cho tác phẩm quá tỉ mỉ. Ngoài ra, BTC cũng nhận được số lượng vượt trội so với năm trước.
Món phở bò được hàng triệu người Việt ưa thích đã tiếp tục được kênh truyền hình CNN nổi tiếng thế giới đưa vào danh sách 20 món ăn loại súp ngon nhất thế giới.
Trên thế giới có những điểm đến nổi tiếng nguy hiểm nhưng lại có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với du khách. Đó là nơi hàng ngàn con rắn độc, vách đá cheo leo, hay miệng núi lửa với cái nóng cháy da tạo nên sự mê hoặc khó tả với những người đam mê khám phá.