"Cuộc chiến" tìm quán cà phê để nghỉ trưa của dân công sở Sài Gòn
Hồng Phúc
13/07/2022 5:35 AM (GMT+7)
Dù mật độ các quán cà phê san sát, hầu như thương hiệu nào cũng có nhưng từ sau 11h lại rất khó tìm được chỗ trống. Các quán cà phê khu vực trung tâm TP.HCM phủ kín dân công sở.
Cứ sau giờ ăn trưa là Tú Uyên và nhóm đồng nghiệp khoảng 5 người lại chật vật tìm quán cà phê gần văn phòng làm việc để vừa nói chuyện, vừa nghỉ ngơi, chuẩn bị cho giờ làm việc buổi chiều.
Văn phòng làm việc của Uyên nằm trong tòa nhà văn phòng trên đường Đồng Khởi (quận 1), phía dưới tòa nhà là trung tâm thương mại.
Highlands Coffee trong Vincom Đồng Khởi sau 11h thường không còn một chỗ trống. Ảnh: Hồng Phúc
Uyên cùng các đồng nghiệp thường ăn trưa tại khu vực ẩm thực của trung tâm thương mại. Dù bên trong trung tâm thương mại, khu ẩm thực có khá nhiều quán cà phê nhưng cứ trưa là hết chỗ.
"Cứ sau 11h là Highlands Coffee không còn một chỗ trống dù khu vực cho khách ngồi lại rất rộng. Cộng Cà phê kế bên cũng kín bàn. Chúng tôi thường phải đi bộ ra hướng đường Lý Tự Trọng đối diện trung tâm thương mại, nhưng không phải hôm nào cũng may mắn còn chỗ", Uyên nói.
Khu vực quanh Vincom Đồng Khởi có khá nhiều quán cà phê, từ trong trung tâm thương mại đến các quán ở chung cư. Nhưng cứ đến giờ nghỉ trưa của dân văn phòng, hầu hết đều đông kín, thậm chí phải tạm ngưng nhận khách vì phục vụ không xuể. Nhiều người gọi đây là "cuộc chiến" tìm quán cà phê.
Đúng như Uyên nói, ghi nhận nhiều ngày củaDân Việtcho thấy, sau 11h trưa, không dễ dàng có được chỗ ngồi tại các quán cà phê từ phân khúc trung cấp trở lên trong khu vực này.
Chịu khó đi cuốn ra bên ngoài, khách cũng vật vã tìm chỗ ngồi tại các quán cà phê máy lạnh khác.
Ngồi cà phê tiết kiệm hơn đi nhà hàng
Trên đường Nguyễn Huệ (quận 1) một số thương hiệu như Phúc Long hay PhinDeli, Chuk Chuk… mọc lên gần đây cũng đông dân công sở vào giờ nghỉ trưa.
Phúc Long khu vực Hồ Con Rùa (quận 3) hầu hết là dân văn phòng vào giờ nghỉ trưa. Ảnh: Hồng Phúc
Hay như khu vực vòng xoay Công trường Quốc tế (Hồ Con Rùa, quận 3), dù mật độ các quán cà phê san sát nhau, thương hiệu nào cũng có nhưng khó có chỗ trống từ sau 11h. Tại quán Phúc Long, các nhân viên văn phòng ùn ùn bước vào gọi món từ sau 12h và rời đi 13h trưa. Hầu hết chỉ ngồi khoảng 1 tiếng đồng hồ vào giờ nghỉ trưa.
Các nhân viên quán Cộng Cà phê khu vực này cứ đến trưa là lại vất vả xếp bàn cho khách. Quán không quá rộng, khách lại dồn vào giờ nghỉ trưa nên các nhân viên phải linh động bố trí bàn hoặc ghép bàn với những nhóm khách đôi hay khách đơn.
"Thời gian nghỉ trưa khoảng 2 tiếng đồng hồ, nếu ngồi lại văn phòng thì hơi bí bách. Mỗi tuần, chúng tôi ngồi cà phê nghỉ trưa khoảng 3-4 lần. Uống cà phê để lấy năng lượng, tiếp sức cho giờ làm việc buổi chiều", Thanh Vy (nữ nhân viên làm việc tại quận 3) cho biết.
Cộng Cà phê trên đường Lý Tự Trọng (quận 1) thường hết bàn từ 11h trưa. Ảnh: Hồng Phúc
Trong khi đó, một số thương hiệu nhận định thị trường F&B đang dần phục hồi sau cú sốc dịch Covid-19. Bằng chứng là gần đây, số lượng người đến sử dụng dịch vụ tại các quán đã khả quan hơn. Các quán tại khu vực trung tâm thành phố, có thể tận dụng tốt lượng khách là dân văn phòng vào giờ nghỉ trưa.
Trao đổi vớiDân Việt, đại diện một thương hiệu cà phê, trà sữa lớn cho biết áp lực chi tiêu tăng khiến nhiều khách hàng, trong đó, có dân công sở hạn chế ăn nhà hàng vào buổi trưa. Thay vào đó, họ chọn cà phê để vừa gặp nhau, vừa trò chuyện.
"Chi phí cho một lần cà phê tính ra rẻ hơn nhiều so với đi ăn nhà hàng. Nắm bắt điều này, chúng tôi đang dần nâng cấp lại các cửa hàng theo hướng có thể cho khách ngồi lại chuyện trò hoặc làm việc", vị này nói.
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?