Đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm: Làm sao cho hợp lý?
Minh Thùy
21/02/2025 9:53 AM (GMT+7)
Đề xuất đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm đang gây nhiều tranh cãi. Làm sao để chính sách này hợp lý, đảm bảo công bằng và không ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế?
Đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm
Một trong những
vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận gần đây là đề xuất đánh thuế thu nhập cá
nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm. Đề xuất này xuất phát từ góp ý của UBND
TP. Cần Thơ trong dự thảo tờ trình về việc xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân
(thay thế) của Bộ Tài chính. Theo đó, UBND TP. Cần Thơ đề xuất chỉ miễn thuế
đối với lãi tiền gửi có quy mô nhỏ và xem xét áp dụng thuế đối với các hộ gia
đình có thu nhập cao nhằm mở rộng cơ sở thuế và đảm bảo nguồn thu ngân sách.
Tuy nhiên, đề xuất này đang gây ra nhiều tranh luận với những quan điểm trái
chiều.
Nhìn từ góc độ mở
rộng cơ sở thuế, việc đánh thuế lãi tiền gửi có thể giúp tăng thu ngân sách,
đảm bảo nguồn thu ổn định cho Nhà nước. Đồng thời, chính sách này có thể khuyến
khích người dân đa dạng hóa kênh đầu tư, hướng dòng vốn vào sản xuất, kinh
doanh thay vì tập trung quá nhiều vào tiền gửi ngân hàng.
Nhiều ý kiến cho rằng, đối với người gửi tiết kiệm chỉ có vài chục triệu đồng
hay thậm chí lên hàng tỷ đồng vẫn không tính là nhiều nhưng với những người gửi tiết kiệm lên mức hàng chục tỷ
đồng thì đó nên gọi là tiền đầu tư và phải chịu thuế. Nếu cá nhân có tiền lãi
gửi tiết kiệm hằng năm lên hơn gấp 2 mức thu nhập chịu thuế quy định hiện hành
thì đây là khoản tiền lớn và cần phải chịu thuế thu nhập.
Theo số liệu thống
kê mới nhất vừa được NHNN công bố, tính đến tháng 11/2024, tổng tiền gửi của
dân cư tại các ngân hàng đã chính thức vượt 7 triệu tỷ đồng, mức cao nhất từ
trước đến nay. Tính tới tháng 11/2024, tiền gửi dân cư tăng 7,16%, tương đương
tăng 467.549 tỷ đồng so với cuối năm 2023. Riêng trong tháng 11/2024, có thêm
22.136 tỷ đồng được người dân gửi vào hệ thống ngân hàng.
Tổng lượng tiền
gửi của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tính tới cuối tháng 11/2024 đạt 7,26
triệu tỷ đồng, tăng 6,26% so với cuối năm 2023.
Về lãi suất tiết
kiệm, theo số liệu từ NHNN, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của NHTM trong
nước ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1
tháng; 2,9- 3,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng;
4,4-5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 5,2-6,0%/năm
đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,9-7,2%/năm đối
với kỳ hạn trên 24 tháng.
Việc đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm cần được nghiên cứu thấu đáo
Từ những số liệu
trên cho thấy số tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức là không
hề nhỏ trong khi mức lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp. Đánh giá về đề xuất thu thuế
tiền lãi tiết kiệm, nhiều chuyên gia kinh
tế tại Việt Nam cho rằng việc này có thể gây ra
nhiều hệ lụy tiêu cực.
TS Ngô Minh Vũ -
Giảng viên Khoa Ngân hàng Đại học Kinh tế TPHCM (UEH), nhận định, việc áp thuế
thu nhập trên lãi tiền gửi có thể khiến người dân rút tiền khỏi ngân hàng,
chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán. Điều này
có thể làm giảm lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, từ đó đẩy chi phí vay
vốn lên cao, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế
Đinh Trọng Thịnh cũng đồng tình rằng, tiền lãi từ gửi tiết kiệm thực chất là
khoản thu nhập từ tiền lương, thu nhập đã chịu thuế thu nhập cá nhân trước đó.
Nếu tiếp tục đánh thuế lãi suất tiết kiệm sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng
thuế, gây bất lợi cho người gửi tiền.
Ngoài ra, tại Việt
Nam, gửi tiết kiệm vẫn là "kênh phòng thủ tài chính" quan trọng của người dân.
Theo ông Nguyễn Quang Huy (Trường Đại học Nguyễn Trãi), đây là khoản tích lũy
sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế khác, giúp bảo vệ tài chính trước các biến
động cuộc sống như mất việc, ốm đau, hay nghỉ hưu. Đánh thuế vào lãi tiền gửi
có thể làm suy giảm động lực tiết kiệm, đặc biệt đối với nhóm thu nhập trung
bình và thấp.
Khi được nghe thông tin đề xuất đánh thuế thu
nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm, chị Thu Bình (Vĩnh Phúc) chia sẻ, mẹ
tôi không có lương hưu, con cái biếu và bà tích góp được một khoản 100 triệu gửi
tiết kiệm với lãi suất
5%/năm. Như vậy tiền
lãi trong 1 năm của khoản tiền gửi này là 5 triệu đồng, tiền lãi mỗi tháng mẹ tôi nhận hơn 416.000 đồng. Mức thuế có thể là
5-10% của khoản tiền lãi. Vậy là mẹ tôi lại phải bớt đi một khoản để
đóng thuế trong số tiền ít ỏi được nhận hàng tháng. Tôi thấy như vậy thật vô
lý.
Chỉ thêm những bất
lợi khi đánh thuế tiền tiết kiệm, Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng,
tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân, đa số ở mức
trung bình và thấp. Nếu áp dụng thuế này có thể gây ra tác động tiêu cực đến
nền kinh tế. Bởi lẽ, lãi tiền gửi tiết kiệm nếu bị đánh thuế có thể khiến lượng
tiền gửi vào ngân hàng giảm. Khi đó, lãi suất cho vay có thể sẽ bị đẩy lên, tác
động tới doanh nghiệp.
Việc mở rộng cơ sở
thuế là xu hướng tất yếu, nhưng không thể nóng vội áp dụng khi thị trường tài
chính Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng. Mục tiêu của
chính sách thuế không chỉ là đảm bảo nguồn thu ngân sách mà còn phải duy trì ổn
định tài chính và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nếu áp dụng thuế vào
thời điểm này, nguy cơ cao sẽ gây ra tác động tiêu cực lớn hơn lợi ích mang
lại.
Chính vì vậy, việc
đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm cần được nghiên cứu thấu đáo, đảm bảo công
bằng giữa các nhóm thu nhập, tránh thuế chồng thuế, đồng thời không làm giảm
động lực tiết kiệm và ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng cũng như
nền kinh tế nói chung.
Trên thế giới,
nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc đã áp dụng thuế thu nhập
cá nhân đối với lãi tiền gửi. Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm từ
các nước này để làm cơ sở tham khảo. Cụ thể, tại Thái Lan, Trung Quốc, Hàn
Quốc, lãi tiền gửi ngân hàng đều thuộc nhóm thu nhập chịu thuế. Một số quốc gia
còn áp dụng chính sách giảm trừ thuế đối với lãi vay mua nhà để hỗ trợ người
dân sở hữu nhà ở.
Nhìn từ góc độ mở
rộng cơ sở thuế, việc đánh thuế lãi tiền gửi có thể giúp tăng thu ngân sách,
đảm bảo nguồn thu ổn định cho Nhà nước. Đồng thời, chính sách này có thể khuyến
khích người dân đa dạng hóa kênh đầu tư, hướng dòng vốn vào sản xuất, kinh
doanh thay vì tập trung quá nhiều vào tiền gửi ngân hàng.
Nhiều ý kiến cho rằng, đối với người gửi tiết kiệm chỉ có vài chục triệu đồng
hay thậm chí lên hàng tỷ đồng vẫn không tính là nhiều nhưng với những người gửi tiết kiệm lên mức hàng chục tỷ
đồng thì đó nên gọi là tiền đầu tư và phải chịu thuế. Nếu cá nhân có tiền lãi
gửi tiết kiệm hằng năm lên hơn gấp 2 mức thu nhập chịu thuế quy định hiện hành
thì đây là khoản tiền lớn và cần phải chịu thuế thu nhập.
Theo số liệu thống
kê mới nhất vừa được NHNN công bố, tính đến tháng 11/2024, tổng tiền gửi của
dân cư tại các ngân hàng đã chính thức vượt 7 triệu tỷ đồng, mức cao nhất từ
trước đến nay. Tính tới tháng 11/2024, tiền gửi dân cư tăng 7,16%, tương đương
tăng 467.549 tỷ đồng so với cuối năm 2023. Riêng trong tháng 11/2024, có thêm
22.136 tỷ đồng được người dân gửi vào hệ thống ngân hàng.
Tổng lượng tiền
gửi của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tính tới cuối tháng 11/2024 đạt 7,26
triệu tỷ đồng, tăng 6,26% so với cuối năm 2023.
Về lãi suất tiết
kiệm, theo số liệu từ NHNN, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của NHTM trong
nước ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1
tháng; 2,9- 3,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng;
4,4-5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 5,2-6,0%/năm
đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,9-7,2%/năm đối
với kỳ hạn trên 24 tháng.
Từ những số liệu
trên cho thấy số tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức là không
hề nhỏ trong khi mức lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp. Đánh giá về đề xuất thu thuế
tiền lãi tiết kiệm, nhiều chuyên gia kinh
tế tại Việt Nam cho rằng việc này có thể gây ra
nhiều hệ lụy tiêu cực.
TS Ngô Minh Vũ -
Giảng viên Khoa Ngân hàng Đại học Kinh tế TPHCM (UEH), nhận định, việc áp thuế
thu nhập trên lãi tiền gửi có thể khiến người dân rút tiền khỏi ngân hàng,
chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán. Điều này
có thể làm giảm lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, từ đó đẩy chi phí vay
vốn lên cao, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế
Đinh Trọng Thịnh cũng đồng tình rằng, tiền lãi từ gửi tiết kiệm thực chất là
khoản thu nhập từ tiền lương, thu nhập đã chịu thuế thu nhập cá nhân trước đó.
Nếu tiếp tục đánh thuế lãi suất tiết kiệm sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng
thuế, gây bất lợi cho người gửi tiền.
Ngoài ra, tại Việt
Nam, gửi tiết kiệm vẫn là kênh phòng thủ tài chính quan trọng của người dân.
Theo ông Nguyễn Quang Huy (Trường Đại học Nguyễn Trãi), đây là khoản tích lũy
sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế khác, giúp bảo vệ tài chính trước các biến
động cuộc sống như mất việc, ốm đau, hay nghỉ hưu. Đánh thuế vào lãi tiền gửi
có thể làm suy giảm động lực tiết kiệm, đặc biệt đối với nhóm thu nhập trung
bình và thấp.
Khi được nghe thông tin đề xuất đánh thuế thu
nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm, chị Thu Bình (Vĩnh Phúc) chia sẻ, mẹ
tôi không có lương hưu, con cái biếu và bà ki cóp được một khoản 100 triệu gửi
tiết kiệm với lãi suất
5%/năm. Như vậy tiền
lãi trong 1 năm của khoản tiền gửi này là 5 triệu đồng, tiền lãi mỗi tháng mẹ tôi nhận hơn 416.000 đồng. Mức thuế có thể là
5-10% của khoản tiền lãi. Vậy là mẹ tôi lại phải bớt đi một khoản để
đóng thuế trong số tiền ít ỏi được nhận hàng tháng. Tôi thấy như vậy thật vô
lý.
Chỉ thêm những bất
lợi khi đánh thuế tiền tiết kiệm, Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng,
tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân, đa số ở mức
trung bình và thấp. Nếu áp dụng thuế này có thể gây ra tác động tiêu cực đến
nền kinh tế. Bởi lẽ, lãi tiền gửi tiết kiệm nếu bị đánh thuế có thể khiến lượng
tiền gửi vào ngân hàng giảm. Khi đó, lãi suất cho vay có thể sẽ bị đẩy lên, tác
động tới doanh nghiệp.
Việc mở rộng cơ sở
thuế là xu hướng tất yếu, nhưng không thể nóng vội áp dụng khi thị trường tài
chính Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng. Mục tiêu của
chính sách thuế không chỉ là đảm bảo nguồn thu ngân sách mà còn phải duy trì ổn
định tài chính và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nếu áp dụng thuế vào
thời điểm này, nguy cơ cao sẽ gây ra tác động tiêu cực lớn hơn lợi ích mang
lại.
Chính vì vậy, việc
đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm cần được nghiên cứu thấu đáo, đảm bảo công
bằng giữa các nhóm thu nhập, tránh thuế chồng thuế, đồng thời không làm giảm
động lực tiết kiệm và ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng cũng như
nền kinh tế nói chung.
Lạm phát cố hữu và chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đã khơi dậy nỗi lo về tình trạng lạm phát kèm theo đình trệ, ngay cả khi thị trường vẫn lạc quan về chương trình nghị sự thúc đẩy tăng trưởng của ông.
Dự báo tỷ giá VND đối với USD hiện khó hơn thời gian trước do những thay đổi khó lường hơn từ nền kinh tế Mỹ cũng như chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gồm các biện pháp thuế quan rất cao dự kiến trong thời gian sắp tới có thể làm ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu.
Hầu hết các nhà sản xuất Mỹ được Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) khảo sát cho biết họ có khả năng sẽ buộc phải sa thải công nhân nếu chính quyền Trump áp thuế đối với quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào xuất khẩu này.
Bước sang năm 2025, niềm tin của nhà đầu tư vào bất động sản thương mại Châu Á - Thái Bình Dương được cải thiện đáng kể, nhưng sự lạc quan vẫn bị kiềm chế do bất ổn kinh tế toàn cầu và lập trường thận trọng hơn của FED về việc cắt giảm lãi suất.
Lạm phát cố hữu và chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đã khơi dậy nỗi lo về tình trạng lạm phát kèm theo đình trệ, ngay cả khi thị trường vẫn lạc quan về chương trình nghị sự thúc đẩy tăng trưởng của ông.
Dự báo tỷ giá VND đối với USD hiện khó hơn thời gian trước do những thay đổi khó lường hơn từ nền kinh tế Mỹ cũng như chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gồm các biện pháp thuế quan rất cao dự kiến trong thời gian sắp tới có thể làm ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu.
Hầu hết các nhà sản xuất Mỹ được Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) khảo sát cho biết họ có khả năng sẽ buộc phải sa thải công nhân nếu chính quyền Trump áp thuế đối với quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào xuất khẩu này.
Bước sang năm 2025, niềm tin của nhà đầu tư vào bất động sản thương mại Châu Á - Thái Bình Dương được cải thiện đáng kể, nhưng sự lạc quan vẫn bị kiềm chế do bất ổn kinh tế toàn cầu và lập trường thận trọng hơn của FED về việc cắt giảm lãi suất.