Trong mắt của nhiều người dâu tây là loại trái cây xa xỉ, đắt đỏ thường được bán trong những cửa hàng hoa quả nhập khẩu với mức giá trên dưới 500 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên thời gian gần đây, dâu tây được bán khắp thị trường với mức giá chưa đến 100 nghìn đồng/kg cho loại dâu bé; 200 nghìn đồng/kg với loại dâu to. Theo một nhân viên bán hàng tại chuỗi cửa hàng trái cây lớn ở Hà Nội, giá dâu tây Sơn La có giá rẻ nhất từ trước tới nay, nguyên nhân là bởi thời điểm này đang rộ vụ thu hoạch dâu.
Trên mạng xã hội, nhiều người còn chia sẻ rộng rãi thông tin "giải cứu dâu tây Mộc Châu" với mức giá chỉ từ 60 ngàn/kg.
Dâu tây đang được bán giá rất rẻ.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), dâu tây là một loại trái cây rất ngon và bổ dưỡng nếu được mua ở những địa chỉ uy tín. Trong Đông y, dâu tây vị ngọt, chua, tính mát, có công dụng bổ phổi, điều hòa chức năng tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, mát máu, giải độc.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), dâu tây là loại trái cây phổ biến thứ 6 ở Hoa Kỳ. Dâu tây là một nguồn cung cấp năng lượng chống oxy hóa. Bổ sung dâu tây vào chế độ ăn uống cân bằng có thể mang lại nhiều lợi ích, từ hỗ trợ tim mạch và giảm viêm đến bảo vệ ung thư, đường ruột khỏe mạnh hơn. Theo dữ liệu của USDA, một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong dâu tây bao gồm vitamin C và carotenoids lutein và carotene. Ngoài ra, dâu tây là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ khác.
Mùa xuân và mùa hè là thời điểm dâu tây chín nhiều nhất và cũng là thời điểm chúng ngon nhất trong năm.
Theo Cleveland Clinic, các chất chống oxy hóa hoạt động bằng cách vô hiệu hóa các gốc tự do. Theo một đánh giá năm 2017, stress oxy hóa có thể gây bất lợi cho sức khỏe con người - nó có thể góp phần gây ra bệnh tim và ung thư. Việc thêm trái cây giàu chất chống oxy hóa như dâu tây vào trong chế độ ăn uống có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến stress oxy hóa, theo Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ).
Một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất được tìm thấy trong dâu tây là vitamin C. Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 75 miligam (mg) đối với phụ nữ và 90 mg đối với nam giới, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH).
Với 98 mg vitamin C trong 1 cốc cắt lát, theo dữ liệu của USDA, dâu tây cung cấp hơn 100% giá trị hàng ngày (DV) vitamin C của mỗi người, thậm chí còn nhiều hơn một quả cam.
Chuyên gia dinh dưỡng Lauren Manaker, làm việc tại Nam Carolina, giải thích: “Vitamin C trong dâu tây có liên quan đến việc hỗ trợ sức khỏe miễn dịch. Chỉ cần một cốc dâu tây là có đủ lượng vitamin C cần thiết trong một ngày, chưa kể nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi và các chất dinh dưỡng khác”.
Dâu tây và chất chống oxy hóa của chúng có thể có tác dụng có lợi đối với sức khỏe tim mạch. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2021 trên tạp chí Chất dinh dưỡng, dâu tây có thể làm giảm nguy cơ chuyển hóa tim mạch, ví dụ như đau tim và tiểu đường.
Mặc dù cơ thể bạn cần cholesterol để thực hiện một số chức năng nhất định, nhưng quá nhiều cholesterol có thể gây hại cho tim của bạn. Chuyên gia dinh dưỡng Lauren Manaker cho biết về một thử nghiệm được công bố vào tháng 5 năm 2021 trên tạp chí Nutrients: Dữ liệu cho thấy rằng ăn dâu tây có thể liên quan đến việc cải thiện các dấu hiệu cholesterol của bệnh tim ở những người trưởng thành. Sau khi ăn nhiều dâu tây, mức cholesterol toàn phần và “xấu” thấp hơn đáng kể.
Những cải thiện đáng kể về lượng cholesterol toàn phần cũng đã được ghi nhận trong một phân tích tổng hợp được công bố vào tháng 8 năm 2020 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh.
Như đã nói, dâu tây có chứa rất nhiều vitamin C. Đây là yếu tố thiết yếu để sản sinh collagen, có tác dụng đánh bại vết nhăn một cách tự nhiên, sản sinh ra collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi và co giãn của da.
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Hallym, Hàn Quốc kết luận rằng axit ellagic trong quả dâu tây có khả năng ngăn ngừa tình trạng phá hủy collagen do tia cực kím và phòng chống viêm nhiễm rất rõ ràng.
Dâu tây ngoài chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa, thì còn có chứa hoạt tính prebiotic mạnh mẽ trong ruột. Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Hóa sinh Dinh dưỡng tháng 4 năm 2019 cho thấy việc bổ sung dâu tây làm tăng vi khuẩn đường ruột có lợi ở chuột. Điều này cho thấy rằng các polyphenol trong dâu tây có chứa hoạt tính tiền sinh học, có nghĩa là chúng giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn sinh học có lợi như Bifidobacterium trong ruột.
Bạn có thể ăn dâu tây trực tiếp hoặc bổ sung chúng vào salad, ngũ cốc, sữa chua, xay sinh tố, làm mứt, thạch dâu tây. Tuy nhiên nên chọn những quả dâu tây tươi, kích thước trung bình, có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi, sáng bóng không có vết dập.
Cần lưu ý rằng, theo nghiên cứu của nhóm Công tác Môi trường EWG (Mỹ), dâu tây thuộc top đầu những loại quả chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất. Do đó, điều quan trọng là phải lựa chọn được loại dâu tây sạch, được trồng theo quy trình an toàn. Trước khi ăn cần ngâm rửa nhiều giờ dưới nước muối. Nên ăn ngay, không cất giữ lâu sau khi rửa vì có thể phát sinh nấm mốc.
Người tiểu đường, đang dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn dâu tây. Thành phần trong dâu tây có thể gây dị ứng mạnh mẽ, vì thế với người bị dị ứng tốt nhất không nên ăn dâu tây.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.