Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP, Nghị định số 48/2018/NĐ-CP, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất nâng gấp đôi mức xử phạt hiện hành, lên mức 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng với nhiều hành vi vi phạm bảo hiểm nhân thọ.
Các hành vi bị xử phạt ở mức này gồm: Tài liệu giới thiệu sản phẩm không phản ánh trung thực các thông tin cơ bản tại quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm, không nêu rõ các quyền lợi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thông tin không rõ ràng, tạo cho bên mua bảo hiểm hiểu lầm về những quyền lợi của sản phẩm.
Tài liệu giới thiệu sản phẩm không thể hiện rõ là sản phẩm bảo hiểm, được cung cấp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không phải là sản phẩm của các đối tác phân phối; không thể hiện rõ việc tham gia sản phẩm bảo hiểm không phải là yêu cầu bắt buộc để thực hiện hay hưởng một dịch vụ nào khác của đối tác phân phối; triển khai sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính đề xuất tăng gấp đôi tiền phạt nhiều sai phạm bảo hiểm nhân thọ. Ảnh minh họa: IT
Song song đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất xử phạt vi phạm quy định về sản phẩm bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm với mức phạt 60-70 triệu đồng với nhiều hành vi.
Các hành vi bị phạt như: cung cấp sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm vi mô trước khi đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.
Không tuân thủ phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm vi mô đã đăng ký với Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 145 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.
Hồi tháng 6, Bộ Tài chính công bố kết luận thanh tra với 4 doanh nghiệp bảo hiểm qua ngân hàng gồm: Prudential, Sun Life, MB Ageas và BIDV Metlife.
Trong đó, Bộ Tài chính đã chỉ ra nhiều sai phạm với việc bán bảo hiểm qua ngân hàng như: Không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm; Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin; Không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…
Hội đồng quản trị Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - mã: HAG) mới thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng được phát hành ngày 18/6/2012 từ 11 năm thành 13 năm. Vì vậy, ngày đáo hạn dời từ 30/9/2023 sang 30/9/2025.
Với kỳ hạn 28 ngày, lượng tín phiếu mà Ngân hàng Nhà nước phát hành từ ngày 21-29/9 sẽ lần lượt đáo hạn từ ngày 19/10 - 27/10, đồng nghĩa lượng tiền tương ứng có thể được bơm trở lại hệ thống trong 2-3 tuần tới.
Công ty CP Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) vừa nhận quyết định xử phạt về thuế qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế trong ba năm 2020, 2021 và 2022, theo đó, KIDO bị truy thu thuế gần 18 tỷ đồng và bị phạt hành chính 3,2 tỷ đồng.
Sau 14 ngày kể từ ngày trúng đấu giá 2 biển số xe siêu đẹp với giá 45 tỷ đồng, người trúng đấu giá vẫn im hơi lặng tiếng, “chưa có câu trả lời”.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến trong việc thỏa mãn các điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán, nhưng còn một số hạn chế, đặc biệt về sở hữu nước ngoài. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được xem là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.
Ông Paulo Medas, Trưởng phái đoàn phụ trách Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhận định không còn nhiều dư địa cho nới lỏng tiền tệ. Trong tương lai, nếu có rủi ro lạm phát leo thang hoặc gián đoạn trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ phải điều chỉnh lại cách tiếp cận chính sách tiền tệ.