Abkhazia không được nhiều người biết đến thông qua ẩm thực. Đây quả là điều đáng tiếc. Hai cộng đồng Chính thống giáo và Hồi giáo đã đem những nét ẩm thực từ nhiều nơi khác đến đây để "hòa trộn" lại thành một nền “văn hóa vị giác” chỉ có ở Abkhazia.
Abkhazia từng là vùng sản xuất lạc, hạt dẻ và các hương liệu chính (hạt tiêu, lá cà ri...) của Georgia, vậy nên các loại nguyên liệu này có mặt rất nhiều trong món ăn của họ. Ajika là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn ở Abkhazia. Ajika được làm từ ớt, tỏi và nhiều loại rau thơm xay nhuyễn ra thành một thứ tương cay. Người Abkhazia cho ajika vào nhiều món ăn không chỉ để tạo thêm sự đậm đà, mà còn giúp cho người ăn dễ tiêu hóa.
Hạt dẻ và lạc có mặt trong thực đơn hằng ngày của người Abkhazia. Các món ăn như apyrpylchapa (ớt nhồi lạc), aritsvmgeli (bánh mỳ ngô và hạt dẻ), achapa (đậu tây kho với hạt dẻ), akutaghchapa (trứng luộc rồi giã nhuyễn lòng đỏ với hạt dẻ) là những món ăn được người Abkhazia hãnh diện đem mời bạn bè gần xa. Du khách nên mua về làm quà một hai cân hạt dẻ hoặc lạc Abkhazia.
Ẩm thực nông thôn Abkhazia có nguồn gốc từ những bộ lạc du mục. Những món ăn của họ phải vừa giàu dinh dưỡng, vừa chế biến đơn giản để phục vụ cuộc sống “nay đây mai đó”. Thay vì cơm, người Abkhazia làm bánh mỳ bột ngô gọi là mamalyga rất giàu chất xơ và vitamin B. Thịt và các sản phẩm từ sữa được người dân lấy từ chính những con vật họ chăn thả. Họ chủ yếu ăn những món như ashvlaguan (phô mai tươi), ahartsvy (sữa chua) và các loại thịt luộc, thịt nướng cả con.
Rượu Abkhazia từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng Nam Âu và Tiểu Á. Nhờ khí trời, nước và đất đai thuận hòa mà những vườn nho ở Abkhazia luôn trĩu quả, còn các tổ ong tràn đầy mật ngọt. Vang trắng từ Anakopia, vang đỏ từ Apsny hoặc Lykhny nay đã trở thành thương hiệu gắn liền với tên địa phương làm ra chúng. Và, đừng lấy làm lạ khi thấy mỗi gia đình Abkhazia lại có cả một bình sành đựng rượu.
Người ta uống rượu vừa để thưởng thức, vừa nhằm mục đích chữa bệnh. Họ uống rượu mật ong atshadzyua để bồi bổ sức khỏe, tránh khí độc của vùng núi. Còn khi bị ốm, họ sẽ uống vodka chacha được làm từ nho hoặc vả tây, mận, anh đào, lê... Đối với thực khách, thưởng thức chacha với hoa quả và phô mai địa phương là cách tuyệt vời để bắt đầu các bữa ăn.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.