Thủ tướng Võ Văn Kiệt và công nhân trên công trường xây dựng trạm biến thế 500 kV Pleiku, ngày 3/11/1993. Nguồn: VOV |
Ông Sáu Dân - cái tên thân quen chúng tôi thường gọi- đã để lại những dấu ấn đậm nét không chỉ với người cùng thế hệ mà còn với giới trẻ hiện nay. Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” mới đây của VTV có câu hỏi về tác giả những công trình nổi tiếng như cải tạo Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng đường dây tải điện 500 kV Bắc-Nam, đường Hồ Chí Minh dọc Trường Sơn và khu công nghiệp dầu khí Dung Quất. Có 4 trong số 5 thí sinh đã trả lời ngay là “Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Trong lĩnh vực đối ngoại, ông Sáu Dân cũng để lại nhiều di sản quý giá, phát huy tác dụng cho đến ngày nay và cả mai sau. Tôi không bao giờ quên chuyến đi của ông vào đầu những năm 90 thế kỷ trước sang các nước láng giềng trong khu vực vì đây là khâu đột phá trong công cuộc đẩy lui chính sách bao vây, cô lập nước ta. Sau khi tập thể lãnh đạo cấp cao cho chủ trương, ông kéo tôi ra góc phòng họp và gợi ý cách triển khai theo kiểu “hoa sen nở”, tức là từ gần ra xa, chuyến đi này tạo thế cho chuyến đi khác. Đúng là một nhà chiến lược dày dạn trong đấu tranh cách mạng. Thêm nữa, hai lần cá nhân tôi rất “sung sướng” khi bị ông rầy. Khi nước ta chuẩn bị gia nhập ASEAN và ký hiệp định thương mại với Mỹ đã nảy sinh một số tâm tư khác nhau. Khi được cử tới xin ý kiến, tôi bị ông “sạc”: Đã bảo “xáp dzô” đi, sao cứ chập chững mãi thế, khéo không mất thời cơ!
Tầm nhìn xa trông rộng của ông có lẽ bắt nguồn từ tố chất bẩm sinh cộng với quá trình đấu tranh cách mạng cam go và tấm lòng đau đáu vì dân giàu nước mạnh. Vì lợi ích quốc gia - dân tộc, ông luôn kiên định đứng mũi chịu sào, đương đầu với mọi khó khăn, trở ngại.
Một nét nổi bật khác trong tính cách của ông Sáu Dân là luôn lắng nghe ý kiến, không chỉ của thuộc cấp mà cả người dân, trí thức, chuyên gia, kể cả một số người từng tham gia chính quyền Sài Gòn, cũng như bạn bè quốc tế, qua đó mở rộng tầm nhìn, kiến thức, mở ra nhiều sự lựa chọn về chủ trương, biện pháp, đồng thời truyền cảm hứng cho mọi người đóng góp vào sự nghiệp chung.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan
Một đặc điểm nữa trong tính cách của ông là đã quyết điều gì, dù to hay nhỏ, đều đau đáu đam mê với công việc ấy. Một lần lên báo cáo công việc với ông, tôi thấy trong phòng làm việc của ông giăng đầy các bản sơ đồ đường dây tải điện 500 kV và ông say mê chia sẻ với tôi - một người mù tịt về lĩnh vực này - về kế hoạch triển khai. Bây giờ người ta mới nói nhiều về chống biến đổi khí hậu, chứ ông Sáu Dân đã đau đáu với câu chuyện này từ lâu, khi ông lăn lộn trên đồng ruộng, kênh rạch miền Tây chỉ đạo công cuộc cải tạo Đồng bằng sông Cửu Long. Và năm 2008 khi ra Hà Nội, ông cho gọi tôi lên khu nhà nghỉ Hồ Tây và say mê trao đổi về chuyến thăm sắp tới của ông sang Hà Lan để tìm hiểu kinh nghiệm chống nước biển dâng, Có ngờ đâu đó là lần cuối cùng tôi được gặp ông vì mấy ngày sau đó, ông đã ra đi mãi mãi.
Là lãnh đạo cấp cao song ông Sáu Dân luôn xắn tay áo cùng thuộc cấp xử lý nhiều công việc cụ thể, chứ không chỉ tay năm ngón. Trong những năm 90 thế kỷ trước, ta và Trung Quốc đàm phán về biên giới lãnh thổ trên bộ và trên biển; đó là một việc hết sức lớn lao, cực kỳ phức tạp, đòi hỏi có quyết sách từ cấp cao nhất. Mỗi lần nảy sinh vấn đề nan giải phải báo cáo Thủ tướng, ông Sáu Dân luôn trao đổi cặn kẽ với anh em chúng tôi, cho ý kiến hết sức cụ thể, chứ không chỉ đưa ra những ý kiến chỉ đạo chung chung. Trong quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ cũng nảy sinh không ít khúc mắc lớn nhỏ; không có sự chỉ đạo sát sao, hỗ trợ tích cực của ông thì khó bề tháo gỡ, trong đó có câu chuyện “người Mỹ mất tích”, giải quyết tài sản của hai bên theo quy định về quyền thừa kế trong quan hệ quốc tế.
Một nét nổi bật khác trong tính cách của ông Sáu Dân là luôn lắng nghe ý kiến, không chỉ của thuộc cấp mà cả người dân, trí thức, chuyên gia, kể cả một số người từng tham gia chính quyền Sài Gòn, cũng như bạn bè quốc tế, qua đó mở rộng tầm nhìn, kiến thức, mở ra nhiều sự lựa chọn về chủ trương, biện pháp, đồng thời truyền cảm hứng cho mọi người đóng góp vào sự nghiệp chung.
Nét đặc biệt khác trong phong cách của ông là sự cởi mở, chân thành đúng theo kiểu “anh Hai Nam bộ” không chỉ trong quan hệ nội bộ mà cả với nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài. Có nhiều dịp cùng ông tiếp xúc với các nhà lãnh đạo nước ngoài, tôi được chứng kiến sự trao đổi rất chân thành, cởi mở của ông, qua đó tranh thủ được lòng người, tạo dựng mối quan hệ tin cậy với bạn bè gần xa. Trong giao lưu quốc tế, ông luôn chọn ra những chủ đề thiết thực và kiên trì theo đuổi, biến những cuộc trao đổi ý kiến ở cấp cao thành những thỏa thuận, những dự án cụ thể cân đong đo đếm được như thỏa thuận với ông Lý Quang Diệu và Thủ tướng Goh Chok Tong của Singapore về việc xây dựng các khu công nghiệp (VSIP), với Thủ tướng Malaysia Mahathir về hợp tác khai thác dầu khí giữa PetroVietnam với Petronas, với Tổng thống Indonesia Suharto và Tướng Moerdani về vùng chồng lấn trên biển, với Thủ tướng Thái Lan Anand về thương mại và bà con người Việt ở Thái Lan…
Cố gắng học tập và làm theo tấm gương của ông Sáu Dân ngay trong cuộc sống, học tập và trong công việc hằng ngày, vận dụng những bài học vô giá ông để lại về tấm lòng với dân với nước, về sự đam mê và tinh thần dấn thân với sự nghiệp, không quản ngại khó khăn, vất vả, chân thành, rộng mở với mọi người. Đó là cách tốt nhất chúng ta tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Hai triển lãm về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại TPHCM
Ngày 21/11, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM tổ chức khai mạc triển lãm “Đồng chí Võ Văn Kiệt: Nhà lãnh đạo tài năng - Tấm gương người cộng sản tận trung với nước, tận hiếu với dân”, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022).
Triển lãm diễn ra đồng thời từ ngày 21/11 đến 30/11 tại 2 địa điểm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ và đường Pasteur - Lý Tự Trọng (quận 1, TPHCM). Tại đường Nguyễn Huệ, triển lãm khái quát về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt.
Cũng trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Bảo tàng TPHCM phối hợp với Tạp chí Xưa và Nay đã khai mạc triển lãm “Dấu ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt” giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của ông đối với Đảng, với cách mạng Việt Nam, đồng bào, đồng chí và nhân dân. Triển lãm này diễn ra từ ngày 21/11 đến ngày 25/12 tại Bảo tàng TPHCM.
Ngô Tùng
Theo Tiền Phong
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Chính phủ đã đặt ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.