Vừa phải đối mặt với thủ tục nhiêu khê, vừa bị khống chế lợi nhuận nên không mấy chủ đầu tư mặn mà với xây nhà ở xã hội.
Sang năm 2023, nhiều người hy vọng giá chung cư tại các thành phố sẽ giảm, song theo dự báo của các chuyên gia, điều này là rất khó, thậm chí dù "chững" lại nhưng giá có thể vẫn sẽ tăng trong thời gian tới.
TP.HCM quy hoạch 20 khu đất rộng hơn 38 ha để xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Bình Dương sẽ có thêm gần 42.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025. Còn Hà Nội đến năm 2025 phát triển hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội.
Sau một năm nhiều biến cố thăng trầm, nhờ được tháo gỡ về pháp lý và vốn, thị trường bất động sản năm 2023 đang lấp ló dấu hiệu kỳ vọng sẽ hồi phục sớm hơn dự định khi trái phiếu doanh nghiệp gỡ khó, lãi suất vay sẽ hạ và dòng tiền sẽ quay trở lại.
Trong năm 2022, TPHCM đã khởi công nhiều dự án nhà ở xã hội nhưng đều bị "đắp chiếu" do vướng pháp lý.
Nhiều doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội cảm thấy “nản lòng” khi thủ tục hành chính quá rườm rà, trong khi chính quyền địa phương còn thờ ơ.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chỉ đạo các tổ chức tín dụng khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả, có khả năng trả nợ, đáp ứng các quy định của pháp luật.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản thanh khoản kém, để người mua không phải mất tiền qua môi giới, mới đây một chủ đầu tư tổ chức đấu giá online gần 100 căn hộ chung cư tại Hà Nội, còn nhiều dự án khác cũng đưa ra chính sách chiết khấu giá bán căn hộ "khủng" từ 30-40% cùng với các cam kết về lợi nhuận.
Bất động sản an táng sinh lời "khủng", chuyên gia cho rằng cần thu hồi, giao đất qua đấu giá, đấu thầu như dự án nhà ở thương mại.
Các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản cuối năm sẽ còn phải chịu sức ép từ lãi suất gia tăng khiến nhà đầu tư tiếp cận vốn tín dụng khó khăn.