Các tháng đầu năm 2022, bức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản khá trầm lắng. Nguồn cung sụt giảm kỷ lục ở hầu hết các phân khúc cùng chính sách thắt chặt tín dụng ngân hàng khiến thanh khoản thị trường, tỷ lệ hấp thụ sản phẩm lao dốc.
Theo báo cáo gửi Bộ Xây dựng về số liệu nhà ở và thị trường bất động sản quý 3/2022 của UBND TP.HCM, trong quý vừa qua, Sở Xây dựng đã xác nhận đủ điều kiện huy động vốn bán sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lại cho 4 dự án với tổng 2.144 căn nhà, giảm 200% số dự án so với quý trước. Còn dự án được cấp phép mới trong quý chỉ 2 dự án, với quy mô 2.057 căn; 5 dự án nhà ở thu nhập thấp trong khu đô thị đang triển khai với quy mô 3.367 căn.
Trong khi đó, báo cáo của Savills Việt Nam, trong quý 3, nguồn cung sơ cấp thị trường căn hộ TP.HCM giảm còn 6.600 căn, giảm 51% theo quý, TP.Thủ Đức và quận 1 lần lượt là hai quận có nguồn cung lớn nhất. Ngoài ra, lượng tồn kho căn hộ sơ cấp chiếm 66% nguồn cung, lớn nhất kể từ năm 2019. Cần lưu ý đến 89% lượng hàng tồn kho này thuộc về các căn hộ hạng A và hạng B. Điều này cho thấy nguồn cung nhà ở TP.HCM giảm về mức rất thấp trong nhiều năm gần đây.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, chính sách kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao, trong đó có bất động sản, đang khiến thị trường gặp khó khăn về giao dịch và gây ảnh hưởng mạnh đến thanh khoản chung của thị trường.
Cụ thể, ông Quốc Anh cho biết, trong quý vừa qua, mức độ quan tâm đến loại hình bất động sản bán trên cả nước tiếp tục giảm mạnh. Riêng trong tháng 9, nhu cầu tìm mua các loại hình bất động sản đều chứng kiến mức sụt giảm mạnh khi lượt tìm kiếm đất nền cả nước giảm 50%, căn hộ giảm 9%, nhà riêng giảm 25% và biệt thự liền kề giảm 12% so với giai đoạn đầu năm 2022.
Theo vị chuyên gia, tình trạng khát vốn đã diễn ra từ đầu năm đến nay. Cả hai kênh dẫn vốn quan trọng là tín dụng ngân hàng và trái phiếu cho các doanh nghiệp triển khai dự án đều khá khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều người mua nhà cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.
"Sức ép cho các chủ đầu tư là rất lớn trong giai đoạn sắp tới. Giao dịch bất động sản cũng đang gặp nhiều sức ép khi việc tiếp cận tín dụng của các nhà đầu tư khó khăn hơn. Thị trường đang có hiện tượng ngộp từ những người mua sử dụng vốn vay", vị này nhận định.
Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam dự báo thị trường bất động sản cuối năm 2022 nhiều khả năng sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.
Cụ thể, nguồn cung tiếp tục hạn chế, đặc biệt là nguồn cung ở phân khúc trung cấp và bình dân. Đối với những người mua để ở sẽ không có nhiều lựa chọn do hầu hết các nguồn cung mới sẽ tập trung ở phân khúc cao cấp trở lên
Theo đại diện đơn vị này, mặc dù chính sách thắt chặt tín dụng đang dần được nới lỏng nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vẫn vô cùng khó khăn đối với cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư thể chế (chủ đầu tư dự án). Việc khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng kết hợp giá nhà tiếp tục gia tăng khiến tính thanh khoản của thị trường bị suy giảm ít nhiều. Tuy nhiên, do nguồn cung hạn chế trong khi sức cầu vẫn được duy trì nên sức hấp thụ trên thị trường vẫn ở mức khả quan.
Ngoài ra, những thông tin trên thị trường liên quan đến các thay đổi pháp lý (quy định về thời hạn sở hữu chung cư, áp dụng thuế tài sản….) cũng như những cuộc điều tra trên thị trường về các sai phạm của chủ đầu tư có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý người mua trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, thời gian qua, lãi suất vay liên tục được điều chỉnh tăng lên và được dự báo sẽ tiếp tục tăng cũng trở thành sức ép cho thị trường bất động sản.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản có nhiều biến động, các chuyên gia khuyến nghị người mua và người tìm kiếm bất động sản nói chung nên tìm hiểu thị trường một cách kỹ lưỡng, tham khảo thông tin về pháp lý, tài chính và đặc biệt là các video đánh giá khu vực, đánh giá các dự án.
Ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng các nhà đầu tư cá nhân thay vì tập trung vào loại hình đầu cơ thì nên tìm đến những sản phẩm bất động sản giá trị sử dụng cao và tại những khu vực có kinh tế đã phát triển ổn định.
"Ngoài việc tìm kiếm bất động sản và các thông tin hữu ích, người mua cũng có thể tham khảo các dữ liệu về thị trường ở từng khu vực, từng địa phương để nắm được các thông tin sơ bộ cũng như chi tiết về biến động giá bán, tín hiệu tốt xấu của thị trường cả nước cũng như từng tỉnh, thành phố. Những dữ liệu này sẽ giúp người mua ra các quyết định phù hợp và đúng đắn hơn", vị chuyên gia cho hay.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc