Chủ nhật, 24/11/2024

Dự báo giá thức ăn chăn nuôi cuối năm tiếp tục tăng

03/10/2021 7:00 AM (GMT+7)

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng: Đến thời điểm này chưa có hy vọng gì về việc giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm. Bởi lẽ hiện nay quá trình vận chuyển nguyên liệu TĂCN về Việt Nam vẫn gặp trục trặc, chi phí vận chuyển các mặt hàng này tăng cao từ 200-300% so với trước.


Cục Chăn nuôi dự báo giá thức ăn chăn nuôi cuối năm vẫn tiếp tục tăng - Ảnh 1.

Do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhiều trang trại đã phải chủ động sử dụng nguyên liệu tại chỗ để sản xuất cám phục vụ chăn nuôi. Ảnh: Công nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tại HTX Trường Thành ở Hiệp Hòa (Bắc Giang). Ảnh: TQ

Giá thức ăn chăn nuôi còn tăng 1 đến 2 đợt

"Do độ trễ của nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khoảng trên 1 tháng nên các tháng cuối năm, có thể các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ điều chỉnh tăng giá bán khoảng 1 đến 2 đợt. Khi các hoạt động xuất nhập khẩu quay trở lại bình thường thì giá thức ăn chăn nuôi mới có cơ hội giảm dần xuống", ông Chinh nhận định.

Theo ông Chinh, Việt Nam đang có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu nguyên liệu phục vụ các nhà máy sản xuất thức ăn.

Ông Chinh cho biết thêm, tính đến nay, số lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về không có nhiều biến động mà vẫn giữ như mọi năm khoảng trên dưới 20 triệu tấn gồm khoảng 9,5 triệu tấn ngô, 500.000 tấn thức ăn bổ sung, nguồn protein khoảng 2 triệu tấn...

Ông Phạm Văn Nam, chủ một trang trại chăn nuôi heo ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi gồm cám heo, các loại thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm của các công ty, doanh nghiệp đều tăng từ 200 - 400 đồng/kg tùy loại; riêng các loại thức ăn đậm đặc tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg.

Hiện giá cám heo từ 282.000 - 320.000 đồng/bao 25kg, giá thức ăn chăn nuôi gia cầm hỗn hợp từ 300.000 - 310.000 đồng/bao 25kg. Bình quân mỗi đợt giá tăng từ 7.000 - 8.000 đồng/bao 25kg.

Phản ánh với PV Dân Việt, đại diện một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phía Nam cho biết, dù đại dịch đã giảm nhiệt, một số tỉnh, thành đã nới giãn cách nhưng việc đi lại, lưu thông các mặt hàng nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi giữa các vùng gặp nhiều khó khăn. 

Đặc biệt, chi phí phát sinh (nhân viên lấy mẫu nguyên liệu phân tích, chi phí test, xét nghiệm PCR, chi phí hoạt động "3 tại chỗ" ở doanh nghiệp...) tăng rất cao cũng ảnh hưởng nhiều đến giá bán sản phẩm đầu ra.

Việt Nam nhập khẩu tới trên 90% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nên khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm đứt gãy hàng loạt chuỗi cung ứng, giá thành vận chuyển tăng cao. 

Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đồng Nam Bộ cho rằng: Từ nay đến cuối năm, giá thức ăn chăn nuôi vẫn khó có khả năng giảm mà thậm chí vẫn có xu hướng tăng từ 3-5% càng gây khó khăn và áp lực cho người chăn nuôi.

Nguyên nhân chính là do nguồn cung nguyên liệu trên thế giới sụt giảm từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; các tác động của đại dịch Covid-19 khiến chi phí vận chuyển tăng cộng thêm với nguồn cung trong nước còn hạn chế.

Dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ cần từ 28 - 30 triệu tấn mỗi năm, trị giá khoảng 13 tỷ USD, với mức tăng trưởng trung bình từ 11 - 12% mỗi năm, trong đó, hơn một nửa sản lượng sẽ dành cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới rất khó dự báo, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, có thể tiếp tục làm đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng.

Cục Chăn nuôi dự báo giá thức ăn chăn nuôi cuối năm vẫn tiếp tục tăng - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Sỹ đổ cám cho dàn lợn ăn tại gia đình ở Nghĩa Hưng (Nam Định). Ảnh: Phạm Quân

Chuyển sang nuôi bò, gia cầm... để giảm áp lực sử dụng thức ăn chăn nuôi

Trước tình trạng giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, Cục Chăn nuôi khuyến cáo người chăn nuôi cần tăng cường chuyển đổi sang đối tượng vật nuôi sử dụng nguồn thức ăn trong nước như gia súc ăn cỏ, gia cầm để giảm phụ thuộc vào thức ăn tổng hợp.

Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay: Trong chiến lược phát triển chăn nuôi, ngành hàng đề ra mục tiêu đến năm 2030 đưa sản lượng thịt heo giảm xuống còn 60%, còn sản lượng gia cầm tăng lên 30% và gia súc ăn cỏ lên khoảng 10%.

Như vậy, hai đối tượng là gia súc ăn cỏ và gia cầm có thể sử dụng tốt nguồn thức ăn trong nước như thóc, cỏ, phụ phẩm trồng trọt, một loạt các phụ phẩm qua chế biến rau quả.

Đồng thời thực hiện các chuỗi tuần hoàn trong nông nghiệp, trong đó có kết hợp chăn nuôi trồng trọt, thủy sản áp dụng giải pháp an toàn sinh học, chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Qua đó có thể hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi và tận dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu thức ăn trong nước.

Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cần phải liên kết ngang thành hợp tác xã, chi hội, sản xuất để mua thức ăn chăn nuôi khối lượng lớn trực tiếp từ các nhà máy sản xuất, sẽ giảm được chi phí qua các khâu trung giang là các cấp đại lý bán thức ăn.

Theo ông Trọng, về lâu dài, Bộ NNPTNT đang có chính sách chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như trồng ngô sinh khối ủ chua làm thức ăn cho chăn nuôi.

Hiện đã chuyển đổi được 250.000ha, sắp tới sẽ chuyển đổi thêm 250.000ha và đến năm 2030 dự kiến sẽ chuyển đổi được 1 triệu ha.

Để gỡ khó cho người nuôi và các doanh nghiệp trong ngành, mới đây, Bộ NNPTNT đã kiến nghị Chính phủ giảm thuế về ngô, đỗ nhập khẩu, các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Tới nay, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN (đối xử tối huệ quốc) của mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%, giảm thuế nhập khẩu của lúa mì xuống 0%, nhằm giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.