Thứ sáu, 22/11/2024

Gần 32 nghìn tỷ đồng "đổ" vào thị trường, VN-Index vẫn giảm gần 5 điểm vì khối ngoại bán ròng

07/12/2023 5:06 PM (GMT+7)

Thanh khoản của thị trường chứng khoán phiên hôm nay (7/12) ghi nhận con số cao kỷ lục, gần 32 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, do khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng, khiến VN-Index không ngăn được đà giảm điểm.

Phiên giao dịch hôm nay, lực mua bắt đáy trên diện rộng xuất hiện vào phiên chiều, thanh khoản thị trường theo đó tăng vọt lên gần 32 nghìn tỷ đồng cũng đã giúp các chỉ số chính lấy lại phần lớn điểm số đã mất trong phiên sáng.

Gần 32 nghìn tỷ đồng "đổ" vào thị trường, VN-Index vẫn giảm gần 5 điểm vì khối ngoại bán ròng - Ảnh 1.

Thanh khoản phiên hôm nay (7/12) đạt gần 32 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, xét về nhóm ngành, nhóm ngân hàng phiên hôm nay có các mã tác động tích cực lên chỉ số là BID, VPB, TCB, CTG, STB, MBB, ACB, LPB, HDB, VIB, EIB. Thế nhưng ở chiều ngược lại, mã ngân hàng có vốn hóa lớn nhất là VCB cùng với loạt cổ phiếu có vốn hóa lớn như GAS, VHM, GVR, NVL, BCM, SSI, PLX, VND, VGC, FPT, VCI… là nguyên nhân khiến cho VN-Index không thể "lật ngược thế cờ" vào phút chót.

Ngoài cổ phiếu ngân hàng, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng chìm trong sắc đỏ, như: VCI giảm 3,41%, SSI giảm 2,23%, VND giảm 3,3%, HCM giảm 2,06%, VIX giảm 3,32%, BSI giảm 3,53%, FTS giảm 3,72%, CTS giảm 3,83%, AGR giảm 2,68%...

Cổ phiếu bất động sản không tránh được xu hướng giảm: VHM giảm 1,85%, BCM giảm 1,82%, NVL giảm 4,37%, KDH giảm 1,09%, KBC giảm 2,57%, DIG giảm 2,94%, NLG giảm 2,75%, SJS giảm 2,36%, DXG giảm 3,76%, CII giảm 2,76%, SZC giảm 2,15%...

Chiều ngược lại, một số mã vốn hóa nhỏ hơn ở nhóm này lại quay đầu tăng, như: DXS tăng 4,65%, CRE tăng 4,44%, đặc biệt HQC và QCG đều tăng kịch trần.

Sở dĩ, HQC tăng kịch trần phiên hôm nay có lẽ đến từ thông tin Tập đoàn Hoàng Quân vừa kiến nghị Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với TP.HCM, Long An, Đồng Nai để thực hiện khoảng 50 dự án nhà ở xã hội, quy mô 50.000 căn hộ.

Kết phiên, cổ phiếu HQC của Hoàng Quân tăng trần lên 4.060 đồng/CP với dư mua hơn 3 triệu đơn vị.

Gần 32 nghìn tỷ đồng "đổ" vào thị trường, VN-Index vẫn giảm gần 5 điểm vì khối ngoại bán ròng - Ảnh 2.

Các mã chứng khoán ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index phiên hôm nay (7/12)

Rổ VN30 đóng cửa phiên hôm nay ở trạng thái khá cân bằng với 13 mã tăng so với 14 mã giảm và 3 mã đi ngang

Trong khi đó, ở nhóm sản xuất, sắc xanh chỉ le lói ở một vài mã như MSN tăng 2,25%, SAB tăng 0,61%, trong khi sắc đỏ chiếm vị trí áp đảo. Có thể kể đến như VGC giảm 3,36%, GEX giảm 2,3%, DCM giảm 2,25%, GVR giảm 2,88%, HSG giảm 1,1%, DPM giảm 1,18%, SBT giảm 2,5%, BHN giảm 3,86%, DBC giảm 2,51%, VCF giảm 5,56%...

Cổ phiếu năng lượng cũng giao dịch kém khả quan khi GAS và PLX đều giảm trên 2%, POW giảm 0,43%; riêng PGV tăng nhẹ 0,21%.

Tương tự là cổ phiếu bán lẻ khi MWG, PNJ và DGW giảm lần lượt 0,24%, 2% và 1,67% trong khi FRT nhích nhẹ 0,1%. Cổ phiếu hàng không cũng chẳng khá hơn khi VJC và HVN lần lượt mất đi 0,09% và 0,88% giá trị.

Kết phiên 7/12, chỉ số VN-Index giảm 4,94 điểm, tương đương 0,44%, xuống 1.121,49 điểm. Phiên hôm nay, toàn sàn HoSE có hơn 1,33 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh thành công, tương đương giá trị giao dịch đạt 27.450 tỷ đồng.

Trong khi đó, trên sàn HNX thì có 75 mã giảm và 90 mã giảm, HNX-Index giảm 1,79 điểm (-0,77%), xuống 231,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 185,1 triệu đơn vị, giá trị 3.682,5 tỷ đồng.

Còn trên UPCoM, chốt phiên hôm nay chỉ số UPCoM-Index giảm 0,61 điểm (-0,70%), xuống 85,71 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50,9 triệu đơn vị, giá trị 666,1 tỷ đồng.

Tính trên toàn thị trường, tổng giá trị giao dịch cả 3 sàn đạt xấp xỉ 31.900 tỷ đồng (tương đương 1,32 tỷ USD).

Về giao dịch của khối ngoại, phiên hôm nay khối này tiếp tục bán ròng ngày thứ 7 trên sàn HoSE với 813 tỷ đồng, trong đó nhóm cổ phiếu bị bán mạnh nhất là VHM (210 tỷ đồng), MSN (102 tỷ đồng), STB (94 tỷ đồng), FUEVFVND (63 tỷ đồng), BCM (54 tỷ đồng), VNM (54 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, VCB được khối ngoại mua ròng gần 47 tỷ đồng, VHC cũng được mua 45,6 tỷ đồng, DGC hơn 26,5 tỷ, SSI hơn 27 tỷ, OCB hơn 38 tỷ đồng...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.