Gen Z và Thế hệ Alpha: Giải mã tâm lý mua sắm và cách tiếp cận hiệu quả
Minh Thùy
12/07/2025 4:44 PM (GMT+7)
Trong bối cảnh kỷ nguyên số bùng nổ, sự xuất hiện và lớn mạnh của Gen Z (sinh từ 1997-2012) cùng Thế hệ Alpha (sinh từ 2013 trở đi) đang tạo nên một cuộc cách mạng trong hành vi tiêu dùng. Gen Z đang là lực lượng tiêu dùng chủ đạo hiện tại, trong khi Alpha chính là những "người tiêu dùng của tương lai", hứa hẹn sẽ mang đến những thay đổi mạnh mẽ hơn nữa cho thị trường.
Gen Z - người tiêu dùng có ý thức, cá tính và đòi
hỏi trải nghiệm đỉnh cao
Gen
Z, thế hệ lớn lên cùng internet và mạng xã hội, sở hữu một tư duy tiêu dùng
hoàn toàn khác biệt so với các thế hệ trước. Họ không dễ bị thu hút bởi những
quảng cáo truyền thống hay các thông điệp bán hàng "lộ liễu". Thay
vào đó, Gen Z tìm kiếm giá trị thực mà sản phẩm hay dịch vụ mang lại và sẵn
sàng chi tiền cho những thương hiệu có cá tính, độc đáo hoặc những trải nghiệm
mà họ cảm thấy "xứng đáng".
Đối
với Gen Z, mua sắm không chỉ là hành động sở hữu một món đồ mà là cả một trải
nghiệm đỉnh cao, từ khâu tìm kiếm thông tin, tương tác với thương hiệu cho đến
khi sản phẩm được giao đến tay và cả quá trình sử dụng sau đó.
Một
báo cáo của Advertising Vietnam (2024) đã chỉ ra rằng, yếu tố trải nghiệm đóng
vai trò cực kỳ quan trọng trong quyết định mua sắm của thế hệ này.
Thế
hệ Z cũng được biết đến là những người tiêu dùng rất thông minh và nhạy cảm với
giá trị. Mặc dù họ có thể chấp nhận chi trả số tiền lớn cho các sản phẩm công
nghệ hay dịch vụ cao cấp nếu chất lượng tương xứng, nhưng họ lại cực kỳ "dị
ứng" với việc bị cảm giác bị "chém đẹp" hay nhận về sản phẩm kém
chất lượng so với quảng cáo.
Đặc
biệt, Gen Z không ngần ngại thể hiện sự không hài lòng của mình trên các nền tảng
mạng xã hội, điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của thương
hiệu.
Yêu cầu về sự minh bạch và chân thành từ thương hiệu cũng là một đặc điểm nổi bật.
Họ muốn biết rõ về thành phần, nguồn gốc, công dụng thực sự của sản phẩm và các
cam kết cụ thể từ phía doanh nghiệp, thay vì những lời lẽ hoa mỹ, sáo rỗng. Một
sản phẩm tốt không cần phải nói quá, chỉ cần thể hiện rõ bản chất thật của nó.
Một
trong những đặc điểm nổi bật khác của Gen Z là xu hướng tìm kiếm sự "chữa
lành" và chiều chuộng bản thân thông qua mua sắm. Giữa cuộc sống hiện đại
đầy áp lực, một bộ phận không nhỏ Gen Z tìm đến những sản phẩm hay trải nghiệm
giúp họ thư giãn, giảm căng thẳng, ví dụ như việc mua sách, vé xem hòa nhạc,
hay tham gia các khóa học online. Hành vi mua sắm đôi khi mang tính "bốc đồng"
nhưng vẫn gắn liền với việc tận hưởng cuộc sống và chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Đặc
biệt, mạng xã hội đóng vai trò trung tâm trong hành trình mua sắm của Gen Z.
Đây không chỉ là nơi để họ kết nối bạn bè mà còn là "kinh đô mua sắm"
và công cụ tìm kiếm mới, thay thế dần các kênh truyền thống. Họ thường khám phá
các cửa hàng, sản phẩm mới qua video trên TikTok, Instagram, YouTube và sẵn
sàng chia sẻ trải nghiệm của mình sau đó.
Gen
Z rất tin tưởng vào các sản phẩm được lan truyền qua video viral hoặc nhận nhiều
đánh giá tích cực từ những người dùng thật. Họ cũng có xu hướng tin dùng các sản
phẩm được giới thiệu bởi các micro-influencer (những người có sức ảnh hưởng nhỏ
nhưng có sự kết nối sâu sắc và chân thực với cộng đồng của họ) hơn là những người
nổi tiếng với phạm vi tiếp cận rộng lớn (AIM Academy). Điều này xuất phát từ sự
gần gũi, thân thiết và tính xác thực mà micro-influencer mang lại.
Và một điều cũng đáng được quan tâm, Gen Z thể hiện một
sự quan tâm sâu sắc đến trách nhiệm xã hội và môi trường. Họ không chỉ mua sản
phẩm mà còn "mua" các giá trị. Họ sẵn sàng ủng hộ mạnh mẽ các thương
hiệu có hành động tích cực vì xã hội và môi trường, ví dụ như các chiến dịch bảo
vệ môi trường, phát triển bền vững hay các hoạt động cộng đồng. Một thương hiệu
nếu muốn giành được lòng trung thành của Gen Z cần phải thể hiện cam kết rõ
ràng đối với các vấn đề xã hội, môi trường và không ngại lên tiếng về những vấn
đề quan trọng.
Ảnh minh họa
Thế hệ Alpha - "Thổ dân kỹ thuật số" và chiến lược tiếp
thị cho tương lai
Nếu
Gen Z là những người đã thành thạo công nghệ, thì Thế hệ Alpha (sinh từ 2013 trở
đi) chính là những "thổ dân kỹ thuật số" thực thụ. Họ sinh ra và lớn
lên trong một môi trường mà công nghệ, AI và truyền thông trực tuyến là một phần
không thể thiếu của cuộc sống. Thậm chí, hơn 50% trẻ em Gen Alpha đã sở hữu
iPad và sử dụng chúng cho việc học tập và giải trí ngay từ khi còn nhỏ. Sự
tiếp xúc sớm này định hình một tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng tiếp cận
nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, thúc đẩy họ trở thành những người có tiềm
năng tạo ra các giải pháp và công nghệ mới trong tương lai.
Khác
với Gen Z đã có khả năng tự chủ tài chính, tâm lý mua sắm của Gen Alpha hiện tại
vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cha mẹ Millennials. Để tiếp cận Gen Alpha, các
nhà tiếp thị trước hết phải hiểu rõ và chinh phục được nhóm phụ huynh này. Nếu
cha mẹ tin dùng một sản phẩm hay thương hiệu, khả năng thương hiệu đó chiến thắng
cả nhóm khách hàng Alpha sẽ cao hơn nhiều.
Tuy
nhiên, ngay cả ở độ tuổi nhỏ, Gen Alpha cũng đã thể hiện những đặc điểm tiêu
dùng riêng biệt, tương tự như Gen Z nhưng ở mức độ bản năng hơn. Họ cũng chú trọng
trải nghiệm hơn sản phẩm, có xu hướng quan tâm đến tính bền vững và mong muốn
các thương hiệu có đóng góp tích cực cho xã hội. Họ ưa chuộng các thương hiệu tạo
cảm giác an toàn, thân thiện và thể hiện phong cách cá tính, bền vững trong thời
trang.
Về
mặt nội dung, Gen Alpha tiếp cận thông tin chủ yếu qua các nền tảng trực quan
như TikTok, Instagram, YouTube. Họ ưu tiên những nội dung trực quan, nhanh gọn,
giàu cảm xúc, từ những meme ngắn gọn đến các buổi livestream tương tác. Điều
này phản ánh khả năng tập trung ngắn hạn và nhu cầu về sự kích thích thị giác
liên tục của thế hệ này.
Fast Retailing, công ty mẹ của thương hiệu thời trang Uniqlo tại Nhật Bản, cho biết mức thuế cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh tại Mỹ từ cuối năm nay, và hãng dự kiến sẽ tăng giá bán để giảm thiểu thiệt hại.
Tập đoàn IHH Healthcare Bhd đang xem xét mở rộng sang các thị trường tiềm năng mới như Indonesia và Việt Nam, trong bối cảnh tập đoàn này tiếp tục mở rộng quy mô nhằm bù đắp chi phí chăm sóc sức khỏe đang gia tăng trong khu vực.
Amazon Prime Day 2025 là một trong những sự kiện giảm giá được chờ đợi nhất. Theo dự báo của Adobe Analytics công bố ngày 7/7, chi tiêu trực tuyến dự kiến sẽ tăng vọt lên 23,8 tỷ USD trên khắp các nhà bán lẻ tại Mỹ trong sự kiện giảm giá này.
Fast Retailing, công ty mẹ của thương hiệu thời trang Uniqlo tại Nhật Bản, cho biết mức thuế cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh tại Mỹ từ cuối năm nay, và hãng dự kiến sẽ tăng giá bán để giảm thiểu thiệt hại.
Tập đoàn IHH Healthcare Bhd đang xem xét mở rộng sang các thị trường tiềm năng mới như Indonesia và Việt Nam, trong bối cảnh tập đoàn này tiếp tục mở rộng quy mô nhằm bù đắp chi phí chăm sóc sức khỏe đang gia tăng trong khu vực.
Amazon Prime Day 2025 là một trong những sự kiện giảm giá được chờ đợi nhất. Theo dự báo của Adobe Analytics công bố ngày 7/7, chi tiêu trực tuyến dự kiến sẽ tăng vọt lên 23,8 tỷ USD trên khắp các nhà bán lẻ tại Mỹ trong sự kiện giảm giá này.