Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo đó, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.
Theo khung giá điện bán lẻ bình quân mới, giá tối đa tăng 538 đồng/kWh
Quyết định 02 nêu rõ khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện và cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân.
So với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng/kWh, giá tối đa tăng 538 đồng/kWh. Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân nêu trên là mức sàn và mức trần để xây dựng giá bán lẻ điện bình quân. Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân đang ở mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm VAT), được áp dụng kể từ lần điều chỉnh vào hồi tháng 3-2019.
Mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi EVN, yêu cầu doanh nghiệp này khẩn trương xây dựng lộ trình, phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 theo quy định.
Để việc xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 và điều hành giá bán lẻ điện tuân thủ chặt chẽ các quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, Bộ Công Thương đề nghị EVN cần tập trung nguồn lực, hoàn thành quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022, báo cáo tài chính của công ty mẹ và các đơn vị thành viên, đồng thời làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán báo cáo theo đúng quy định trình lên bộ.
Trên cơ sở các báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022, báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, khẩn trương báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan kiểm tra, công bố công khai kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022 theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.
Sau đó, khẩn trương hoàn thành việc tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg. Đây cũng là căn cứ để Bộ Công Thương hoàn thành tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.