Hàng loạt hàng tiêu dùng thiết yếu, rau xanh, thực phẩm tươi sống đã tăng giá theo xăng dầu, khiến người tiêu dùng méo mặt vì mọi chi phí đi lên.
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,1%.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa công bố đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 2000, với mức tăng 0,5% nhằm kiềm hãm lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 chỉ tăng nhẹ 0,18% so với tháng trước, sau khi CPI tháng 3 tăng tới 0,7%, khiến cho giới quan sát kinh tế lo ngại.
Dù áp lực lạm phát đang tăng nhưng với sự linh hoạt, chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong những năm qua, giới chuyên môn đưa ra lời khuyên không quá lo ngại về lạm phát tiền tệ trong năm 2022.
Tổng cục Thống kê cho biết GDP Việt Nam tăng 5,03% trong quý I. Hầu hết ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trở lại.
Xung đột Nga - Ukraine gây nhiều tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số giá tiêu dùng của các mặt hàng thiết yếu gia tăng nhanh chóng, các chuỗi cung ứng hàng hóa bị xáo trộn. Là nước có độ mở kinh tế cao và hội nhập sâu, Việt Nam cũng phải chịu hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này.
Đầu phiên giao dịch ngày 11-3 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,55%, đạt mức 98,51.
Giá xăng dầu lên mức cao nhất trong 8 năm, kéo theo giá tiêu dùng hàng húa, dịch vụ tăng theo, đặc biệt là rau xanh, thực phẩm.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm về lạm phát đang xuất hiện ở một số nơi ở châu Á, khi giá năng lượng và thực phẩm tăng cao hơn bắt đầu tác động đến người tiêu dùng ở một số nước trong khu vực, nơi mà gần đây dường như miễn nhiễm với áp lực giá cả.