Thứ hai, 29/04/2024

Giá urê đã có tín hiệu phục hồi từ đáy

05/09/2022 1:00 PM (GMT+7)

Hiện tại, giá urê đã có tín hiệu phục hồi từ đáy, sớm hơn dự kiến ban đầu (dự kiến ban đầu, vào quý 4/2022 giá urê mới hồi phục). Giá urê Trung Quốc và Ai Cập đã giảm -45% và -35% từ đỉnh, và gần đây đã tăng lần lượt 4% và 10% từ “đáy”…

Giá urê đã có tín hiệu phục hồi từ “đáy” - Ảnh 1.

Vận chuyển hàng bên trong nhà máy phân bón Phú Mỹ... Ảnh: DPM

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành phân bón vừa công bố, SSI Research cho biết, giá urê đang có tín hiệu phục hồi từ "đáy", dù bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn.

"Nga và Trung Quốc tiếp tục chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón đến hết năm 2022. Ngoài ra, châu Âu hạn chế sử dụng khí do nguồn cung từ Nga thấp khiến cho hoạt động sản xuất phân bón ở khu vực gián đoạn và cũng làm nguồn cung thế giới bị thiếu hụt hơn. Tuy nhiên giá phân bón sẽ khó tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu phân bón trên thế giới nhìn chung yếu", chuyên gia của SSI Research, nêu.

Giá urê dần phục hồi

Theo SSI Research, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu urê vào quý 3/2021, do đó đã đẩy giá urê tăng lên đáng kể. Mặc dù lệnh cấm xuất khẩu của Trung Quốc đối với urê ban đầu dự kiến được gỡ bỏ vào cuối tháng 6/2022, nhưng các hoạt động xuất khẩu vẫn rất hạn chế nhằm đảm bảo đủ nguồn cung cho tiêu thụ nội địa.

Trong khi đó, Nga tiếp tục áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với urê trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12/2022, nhưng mức hạn ngạch đã được tăng lên 8,3 triệu tấn trong nửa cuối năm 2022 (so với 5,9 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022).

SSI Research ước tính, sản lượng xuất khẩu urê toàn cầu trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2022, điều này sẽ hỗ trợ giảm giá urê.

Giá urê đã có tín hiệu phục hồi từ “đáy” - Ảnh 2.

PVFCCo nhập nguyên liệu acid để sản xuất NPK Phú Mỹ. Ảnh: DPM

Về xu hướng giá nguyên liệu đầu vào, dữ liệu từ SSI Research cho thấy, giá than và giá dầu đã điều chỉnh đáng kể so với mức đỉnh, trong khi giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu vẫn ở mức cao do gián đoạn nguồn cung từ Nga, cũng như lo ngại về khả năng sự gián đoạn này sẽ kéo dài.

"Việc định tuyến lại nguồn cung khí tự nhiên đến châu Âu khó hơn nhiều so với mặt hàng than và dầu. Giá khí đốt nhiên liệu cao tại châu Âu khiến các nhà sản xuất urê tại khu vực này giảm sản lượng thậm chí đóng cửa, do đó đẩy giá urê lên cao", chuyên gia của SSI Research, bình luận.

Giá urê đã có tín hiệu phục hồi từ “đáy” - Ảnh 3.

Giá urê (USD/tấn). Nguồn: SSI Research

Giá khí đốt tự nhiên cao ở châu Âu chủ yếu ảnh hưởng đến giá urê ở Biển Đen và Ai Cập. Trong khi đó, giá than điều chỉnh mạnh đã tác động lên giá urê tại Trung Quốc.

"Giá urê trên thị trường Việt Nam có mối tương quan chặt chẽ với giá urê tại thị trường Trung Quốc hoặc Indonesia, hơn là giá urê tại Biển Đen hoặc Ai Cập", SSI Research, thông tin.

Nhu cầu urê suy yếu do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và do quý 3 thường là quý tiêu thụ thấp điểm. Mùa cao điểm quý 4 sẽ hỗ trợ phục hồi nhu cầu tiêu thụ urê. Tuy nhiên, trước lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và sự điều chỉnh giá các mặt hàng nông nghiệp, nhu cầu đối với phân urê có thể sẽ không phục hồi nhiều trong quý 4.

Kịch bản cơ sở về triển vọng ngành phân bón

Trong bối cảnh giá urê dần phục hồi, SSI Research đã đưa ra kịch bản cơ sở về triển vọng ngành phân bón trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023.

Theo đó, Nga hiện tăng xuất khẩu từ tháng 7/2022, và sẽ tiếp tục tăng xuất khẩu trong 2023. Trong khi đó, Trung Quốc cũng khôi phục xuất khẩu khi giãn cách xã hội dần được dỡ bỏ trong năm 2023.

"Giá nguyên liệu đầu vào (dầu, khí, than) có thể hồi ngắn hạn vào quý 4/2022 do yếu tố mùa vụ, tuy nhiên sẽ giảm trong 2023 do cầu suy yếu. Do đó, xu hướng giá urê sẽ theo sát giá nguyên liệu đầu vào", chuyên gia của SSI Research, dự báo.

Trước đà phục hồi của giá urê, cùng với khả năng sẽ khan hiếm nguồn cung, nhóm cổ phiếu phân bón trong nước đã có sự phục hồi đáng kể sau giai đoạn giảm giá sâu.

Chẳng hạn, DCM của Đạm Cà Mau tăng từ vùng giá 31.000 đồng lên hơn 37.500 đồng/CP; DPM của Đạm Phú Mỹ tăng từ 45.000 đồng lên 54.500 đồng/CP; DGC của Hoá chất Đức Giang cũng tăng từ vùng 91.000 đồng lên gần 100.100 đồng/CP.

Các mã phân bón khác như BFC của Phân bón Bình Điền, SFG của Phân bón miền Nam,… cũng đều tăng giá khả quan…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về thiếu hụt tàu bay, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý I/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm.

Siêu thị đua giảm giá 5 ngày nghỉ lễ

Siêu thị đua giảm giá 5 ngày nghỉ lễ

Các siêu thị, hệ thống bán lẻ đang đua giảm giá, khuyến mãi dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Nghỉ đến 5 ngày nên các mặt hàng tươi sống giảm giá sâu để người dân mua sắm, mở tiệc tại nhà.

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.