Chủ nhật, 24/11/2024

Giữa tâm bão trừng phạt, kinh tế Nga vẫn sống khỏe và kiếm bộn tiền

17/09/2022 6:00 PM (GMT+7)

Một số nhà quan sát cho rằng, Nga đang hướng đến thảm họa kinh tế sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, tình hình thực sự còn phức tạp hơn nhiều.

Khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang tháng thứ bảy, có một câu chuyện cho rằng nước bị trừng phạt nhiều nhất thế giới này đang trụ vững. Tuy nhiên, thực hư của điều này là như thế nào? Bức tranh trên thực địa dường như mang nhiều sắc thái hơn.

Kể từ tháng Hai, Mỹ, các quốc gia châu Âu và nhiều nước khác đã áp dụng hàng loạt hạn chế khác nhau đối với hàng nghìn cá nhân và công ty của Nga. Một nửa kho dự trữ ngoại hối trị giá 640 tỷ USD của Nga bị đóng băng và các ngân hàng lớn của nước này đã bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Nga đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu máy móc và phụ tùng, trong khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga kể từ năm 2023.

Giữa tâm bão trừng phạt, kinh tế Nga vẫn sống khỏe và kiếm bộn tiền - Ảnh 1.

Kinh tế Nga vẫn trụ vững, bất chấp gọng kìm trừng phạt của phương Tây. Nhưng sự thực có đúng như vậy? (Nguồn: vecteezy.com)

Tuy nhiên, có 3 điều khiến các nhà dự đoán bối rối.

Thứ nhất, đồng Ruble rất mạnh. Trên thực tế, Ruble đã trở thành đồng tiền hoạt động tốt nhất thế giới trong năm nay. Tháng Tám vừa qua, đồng Ruble đã tăng lên mức cao mới so với đồng USD và đồng Euro, mặc dù sau đó đồng tiền này đã suy yếu khi Ngân hàng trung ương Nga nới lỏng một số biện pháp kiểm soát vốn.

Những biện pháp kiểm soát vốn, kết hợp với việc tăng lãi suất trước đó và sự tăng mạnh giá nhiên liệu hóa thạch, đã có tác dụng thúc đẩy nhu cầu đối với đồng Ruble và giá trị của nó.

Thứ hai, nền kinh tế Nga đã suy giảm ít hơn dự kiến. Ngân hàng trung ương Nga dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 4-6%, thay vì 8-10% theo dự báo được đưa ra hồi tháng Tư. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo kinh tế Nga thu hẹp 6%.

Thứ ba, sản xuất dầu của Nga đi ngược với các dự đoán về một sự sụt giảm mạnh. Moscow đã tìm cách thúc đẩy xuất khẩu dầu cho châu Á, đáng chú ý là Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia hiện chiếm hơn một nửa xuất khẩu dầu mỏ đường biển của Nga.

Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Haitham Al Ghais gần đây cho biết, OPEC muốn Nga tiếp tục là một phần của thỏa thuận sản xuất dầu OPEC+ (gồm OPEC và các đồng minh ngoài nhóm) sau năm 2022.

Những dấu hiệu của sự căng thẳng

Một đồng tiền mạnh thường có nghĩa là một nền kinh tế quốc gia mạnh. Tuy nhiên, lý do then chốt đem lại sức mạnh cho đồng Ruble đơn giản là xuất khẩu của Nga tăng trong khi nhập khẩu giảm. Nhập khẩu hàng hóa đòi hỏi nước này phải bán Ruble để đổi lấy các ngoại tệ khác, điều làm giảm giá trị của đồng nội tệ Nga.

Trong khi đó, xuất khẩu hàng hóa đòi hỏi các nước nhập khẩu mua Ruble để thanh toán cho Nga. Vì vậy, xuất khẩu cao hơn và nhập khẩu thấp hơn rất nhiều của Nga - nói ngắn gọn là thặng dư thương mại kỷ lục - là yếu tố đang đẩy giá đồng Ruble.

Chắc chắn, những người thèm ăn bánh mỳ kẹp phomai vẫn có thể mua được loại bánh này tại các nhà hàng “Tasty & that’s it” đã thay thế các cửa hàng McDonald's - một trong hơn 1.000 công ty đa quốc gia đã rút khỏi Nga. Họ cũng có thể dừng lại để mua một cốc cà phê cappuccino ở Stars Coffee - một thương hiệu cà phê thay thế Starbucks.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đặc biệt được thiết kế nhằm làm suy yếu năng lực sản xuất quân sự và khả năng tài trợ cho cuộc xung đột của Nga.

Ví dụ, vào tháng Ba, Singapore đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tập trung vào xuất khẩu hàng hóa quân sự và công nghệ cũng như các biện pháp tài chính. Các biện pháp trừng phạt không nhằm vào xã hội Nga. Điều này giải thích tại sao các lĩnh vực như thực phẩm, nông nghiệp, y tế và dược phẩm nhìn chung được loại trừ.

Một bài báo của Giáo sư Jeffrey Sonnenfeld thuộc Trường quản lý Yale và đội ngũ các nhà nghiên cứu được xuất bản vào tháng Tám nhận định rằng, kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các công bố kinh tế của Điện Kremlin ngày càng trở nên có chọn lọc, loại bỏ một cách có lựa chọn các chỉ số bất lợi, trong khi chỉ công bố các chỉ số có lợi hơn.

Ngay cả Rosaviatsiya, cơ quan vận tải hàng không liên bang, cũng đã đột ngột dừng công bố dữ liệu về lượng hành khách của các hãng hàng không.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Moscow trong việc thay thế nhập khẩu vẫn còn mang tính "chắp vá".

Mặc dù doanh số bán xe do nước ngoài sản xuất đã chững lại kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, nhưng không có bất kỳ sự gia tăng bù đắp nào trong sản xuất ô tô trong nước.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Việc sản xuất ô tô ở Nga từ lâu đã phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng quốc tế không chỉ đối với nguyên liệu thô như thép và máy móc, mà còn cả những bộ phận phức tạp như phanh và túi khí, cùng với công nghệ bán dẫn của phương Tây”.

Tương tự, việc sản xuất xe tăng, tên lửa và các trang thiết bị khác của Nga dựa vào các vi mạch và linh kiện chính xác nhập khẩu - những thứ không thể được thay thế ngay lập tức.

Mỗi sự gián đoạn chuỗi cung ứng này dẫn đến việc đóng cửa sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng, khiến nhiều sản phẩm và dịch vụ phụ trợ khác nhau bị đình trệ.

Trong một dấu hiệu cho thấy các mức chi tiêu đã tăng cao như thế nào - và thách thức mà Quỹ đầu tư quốc gia (National Wealth Fund) của Nga đang phải đối mặt - Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov đã đưa ra ý tưởng rút từ quỹ này các khoản tiền tương đương với 1/3 tổng quy mô của quỹ để chi trả cho các thâm hụt của năm nay.

Mọi việc vẫn chưa kết thúc

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để tuyên bố rằng Nga không có con đường nào thoát khỏi sự sụp đổ về kinh tế, chừng nào các nước đồng minh phương Tây vẫn thống nhất trong việc gây áp lực.

Người ta phải phân biệt giữa tác động mang tính chức năng của việc áp đặt các biện pháp trừng phạt và ý chí chính trị của Nga trong việc tiến hành một chiến dịch quân sự kéo dài. Tác động của các biện pháp trừng phạt hiện nay cũng khác nhau giữa các lĩnh vực.

Ví dụ, việc các công ty thẻ thanh toán quốc tế Mastercard và Visa rút khỏi Nga hầu như không phải là thảm họa đối với lĩnh vực thanh toán trong nước, vì Moscow đã thiết lập thẻ tín dụng Mir và hệ thống xử lý thanh toán của riêng mình vào năm 2017.

Các ngành nông nghiệp và thực phẩm của Nga là những bên được hưởng lợi chính của các khoản trợ cấp nhà nước. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên hợp quốc (UN Comtrade), đến năm 2019, hóa đơn nhập khẩu thịt của Nga đã giảm 70% so với năm 2013.

Kể từ năm 2014, nhiều thương hiệu phương Tây ở Nga cũng phải chịu áp lực của chính phủ sở tại và nội địa hóa một số hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng của họ. Điều đó giúp Moscow trở nên dễ “xoay trục” và điều hành các hãng này mang thương hiệu khác khi họ rời đi.

Nga cũng được cho là đang xem xét mua đồng NDT và các đồng tiền "thân thiện" khác có giá trị tương đương 70 tỷ USD trong năm nay để làm chậm lại sự tăng giá của đồng Ruble, trước khi chuyển sang một chiến lược dài hạn hơn.

Xuất khẩu chất bán dẫn sang Nga đã sụp đổ kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine bắt đầu. Các biện pháp trừng phạt về công nghệ chắc chắn đã có ảnh hưởng sâu sắc đến triển vọng kinh tế dài hạn của nước này, làm tê liệt việc sản xuất mọi thứ từ ô tô đến máy tính và khiến Moscow tụt lại rất xa phía sau trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.

Tuy nhiên, mục tiêu chính của bất kỳ chiến lược trừng phạt nào là nhằm làm thay đổi hành vi của quốc gia bị nhắm mục tiêu. Về vấn đề này, cả quyết tâm lẫn quyền lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin đều không bị lung lay.

Trong khi đó, Nga tiếp tục kiếm được hàng trăm triệu USD mỗi ngày từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên - các khoản tiền này có thể được sử dụng để mua phụ tùng, linh kiện từ các quốc gia không bị trừng phạt trong một hành động “bù đắp” mà sẽ làm xói mòn tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt.

Theo Thế giới & Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?