Có nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới, nhưng Việt Nam không có nhiều sản phẩm khi phân phối ở thị trường xuất khẩu được gắn thương hiệu doanh nghiệp Việt. Nhiều đặc sản Việt Nam phải mượn thương hiệu của nước nhập khẩu hoặc đối tác thứ ba, để vào thị trường mà Việt Nam ký các hiệp định thương mại tự do (FTA).
ASEAN là thị trường nhiều tiềm năng và dư địa cho các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, để tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này, đòi hỏi DN Việt phải tận dụng tốt ưu đãi hiệp định thương mại tự do cũng như nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos công bố báo cáo đánh giá thị trường tiêu thụ thịt và chăn nuôi Việt Nam, qua đó cho thấy sau dịch COVID-19 xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe ngày càng tăng cao.
Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) lưu ý sầu riêng trồng xen trong vườn cây khác như hồ tiêu không đủ điều kiện được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nguyên tắc của ngành bảo hiểm là đảm bảo an toàn, vì vậy, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã yêu cầu các công ty hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản.
Thương vụ Việt Nam tại EU khuyến nghị các doanh nghiệp cần nắm rõ thị hiếu tiêu dùng, ưu tiên xuất khẩu sản phẩm organic, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để đẩy mạnh xuất sang thị trường này.
Lần đầu tiên sản phẩm gạo Việt Nam mang thương hiệu "Cơm Vietnam Rice" được giới thiệu tới người tiêu dùng Pháp và xuất hiện tại hệ thống siêu thị bán lẻ E.Leclerc hàng đầu của Pháp.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 7/2022 đạt thặng dư 2,51 tỷ USD, lũy kế 7 tháng/2022 đạt mức thặng dư 18,74 tỷ USD.
Cùng một loại sản phẩm, nhưng hàng hóa của Thái Lan hiện đang tràn ngập tại thị trường Việt Nam và rất được người tiêu dùng (NTD) ưa chuộng. Trong khi đó, ở chiều ngược lại sản phẩm của Việt Nam lại xuất hiện khá ít ỏi tại thị trường Thái Lan, thậm chí gần như vắng bóng ở các hệ thống siêu thị. Đâu là nguyên nhân?
Hơn 73% doanh nghiệp Đức tin tưởng EVFTA làm tăng khả năng cạnh tranh tại Việt Nam. Vì vậy, gần 93% doanh nghiệp Đức cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.