Thứ hai, 29/04/2024

Xây dựng thương hiệu xuất khẩu

08/10/2023 8:16 AM (GMT+7)

Có nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới, nhưng Việt Nam không có nhiều sản phẩm khi phân phối ở thị trường xuất khẩu được gắn thương hiệu doanh nghiệp Việt. Nhiều đặc sản Việt Nam phải mượn thương hiệu của nước nhập khẩu hoặc đối tác thứ ba, để vào thị trường mà Việt Nam ký các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Xây dựng thương hiệu xuất khẩu - Ảnh 1.

Việt Nam nổi tiếng với thị phần xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, dệt may thuộc top đầu thế giới. Ảnh minh họa

Nghịch lý ở chỗ, 4 năm trở lại đây, thương hiệu quốc gia của Việt Nam liên tục nằm trong nhóm thương hiệu mạnh thế giới. Theo công bố của Brand Finance (công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới), năm 2022 thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 431 tỷ USD, xếp thứ hạng 32 trong top 100 thương hiệu mạnh thế giới. Việt Nam cũng nổi tiếng với thị phần xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, dệt may thuộc top đầu thế giới; các sản phẩm từ gỗ, thủy sản, tiêu, hạt điều, rau quả... có giá trị xuất khẩu cao.

Những năm qua, chúng ta đã đầu tư khá nhiều kinh phí, công sức cho hoạt động xúc tiến thương mại, gắn với xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu như thương hiệu “Vietnam Food” cùng các phân ngành lúa gạo, thủy sản, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè, mật ong và dừa. Một số sản phẩm “Made in Vietnam” được thế giới thừa nhận như cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk, dịch vụ viễn thông Viettel...

Nhưng kết quả đó là chưa đủ, chưa bền vững với một quốc gia xuất khẩu mạnh như nước ta khi đã tham gia tới 17 FTA, với ưu đãi rất lớn về thuế quan, chứng nhận xuất xứ. Thế nên rất ít người tiêu dùng trên thế giới biết đến những sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam. Đơn cử, gạo ST25 đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới mang thương hiệu nhà phân phối của Anh, Đức khi vào thị trường EU; khoảng 90% sản lượng trà xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu; hơn 60% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Canada, Mỹ là sản phẩm của khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có thương hiệu riêng...

Thực tế trên phản ánh thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng chấp nhận “vô danh” trên thương trường khi chủ yếu xuất khẩu thô hoặc chỉ nhận làm gia công. Bộ Công Thương thừa nhận, phần lớn các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thương hiệu tại nước ngoài, thậm chí có tâm lý “an phận” với những thị trường mới lạ và khó tiếp cận. Bên cạnh đó, năng lực chế biến, chất lượng và an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng, xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính, chiến lược bài bản, đầu tư rất tốn kém và mất rất nhiều thời gian. Song, nếu không định hình được thương hiệu cho hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài thì chúng ta chắc chắn không thể thực hiện được mục tiêu gia tăng giá trị thặng dư, tăng trưởng xuất khẩu bền vững, thậm chí có thể bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng hóa từ nhiều nước khác.

Thương hiệu không phải muốn là có ngay, mà phải bắt đầu từ việc đầu tư công nghệ, cải tiến chất lượng, bắt kịp các xu thế chung của thế giới về sản xuất xanh, tiêu dùng xanh để gia tăng giá trị đến xây dựng chỉ dẫn địa lý mang hình ảnh quốc gia, địa phương qua đó tạo sự khác biệt hóa và nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm.

Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm không chỉ là nhiệm vụ của doanh nghiệp mà phải được thực hiện ở quy mô, tầm cỡ quốc gia. Cùng với chiến lược đầu tư, nghiên cứu xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm xuất khẩu thông qua việc đăng ký, bảo hộ thương hiệu quốc gia, phát triển các kênh bán hàng ngay tại thị trường xuất khẩu.

Một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của quốc gia. Khi thương hiệu quốc gia được nâng tầm trên thị trường quốc tế, sẽ tạo ra sự bảo chứng về uy tín và chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Theo báo Biên phòng

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Đông đúc chợ đêm TP.HCM

Đông đúc chợ đêm TP.HCM

Dịp nghỉ lễ này, thời tiết nắng nóng nên nhiều gia đình ở TP.HCM không đi chơi xa và buổi tối thường đi đến các chợ đêm (còn gọi là phố ẩm thực) để vui chơi, mua sắm, ăn uống. Có chợ đêm lượng khách tăng gần gấp đôi ngày thường.

Giá vàng giảm nhẹ đầu tuần

Giá vàng giảm nhẹ đầu tuần

Giá vàng hôm nay 29/4 ghi nhận giảm nhẹ mở phiên đầu tuần. Tin tức kinh tế nổi bật trong tuần tới là quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang vào thứ Tư và báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu.

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, chuyên gia nói thẳng sự thật

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, chuyên gia nói thẳng sự thật

Mặc dù thị trường ô tô Việt Nam đang vô cùng ảm đạm về doanh số, nhưng nhiều hãng xe Trung Quốc vẫn "nhảy" vào cuộc đua thị phần.

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về thiếu hụt tàu bay, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý I/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm.