Theo Bộ Công Thương, việc tỉnh Vân Nam khôi phục thông quan nhập khẩu trái cây tươi (bao gồm thanh long), hàng đông lạnh qua cửa khẩu này sẽ góp phần giảm áp lực ách tắc hàng hóa tại các khẩu biên giới trên địa bàn Lạng Sơn và Quảng Ninh, nhất là trong bối cảnh chính quyền Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc đang tạm dừng nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh 4 tuần kể từ ngày 29-12-2021.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, lượng thanh long xuất khẩu đi Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai chiếm gần 35% tổng lượng xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đất liền và cảng biển năm 2020.
Tuy nhiên, phía Vân Nam cũng cho biết hiện nay năng lực bốc dỡ của Vân Nam tại cửa khẩu là rất hạn chế do nhiều công nhân về quê ăn Tết.
Vì vậy, các cơ quan chức năng tỉnh Vân Nam đề nghị phía Việt Nam, ngoài việc bảo đảm tốt công tác phòng, chống dịch đối với người và hàng hóa, vẫn cần chủ động điều tiết lượng hàng đưa lên cửa khẩu để tránh tình trạng ùn tắc như đã xảy ra tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh.
* Trước đó, hoạt động nhập khẩu trái cây tươi từ Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu đã bị tạm dừng từ ngày 18-7-2021 sau khi phía Vân Nam phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì và thùng xe thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.
Đây là kết quả đạt được sau nhiều nỗ lực giao thiệp và trao đổi thiện chí giữa Bộ Công Thương và địa phương Việt Nam với các cơ quan Trung ương và tỉnh Vân Nam Trung Quốc kể từ tháng 7-2021 đến nay.
Vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ nhất Nhóm công tác thuận lợi hóa thương mại Việt Nam - Trung Quốc vào ngày 6-1-2022, Bộ Công Thương cũng đã trao đổi trực tiếp với cơ quan chính quyền tỉnh Vân Nam để đề nghị khôi phục việc nhập khẩu trái cây, trong đó có thanh long, từ Việt Nam.
Với phương châm "an toàn để xuất khẩu, xuất khẩu phải an toàn", Bộ Công Thương một lần nữa khuyến nghị các địa phương vùng trồng, doanh nghiệp, các thương lái, lái xe đường dài tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm quy trình sản xuất, bao gói, vận chuyển hàng hóa là tuyệt đối an toàn, theo đúng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, từ đó giúp các bên liên quan mở và duy trì bền vững việc mở lại các cửa khẩu.
Do dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu và trong khu vực, dự kiến quy trình thông quan tại tất cả các cửa khẩu sẽ còn tiếp tục được siết chặt. Tiến độ thông quan, vì vậy, sẽ không thể trở lại bình thường trong thời gian ngắn.
"UBND các địa phương vùng trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu vì vậy, vẫn cần chủ động theo dõi sát tình hình để có biện pháp điều tiết sản xuất, thu hoạch, đặc biệt là điều tiết lượng hàng đưa lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan, tránh để phát sinh tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu gây thiệt hại cho tất cả các bên”, Bộ Công Thương khuyến nghị.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Tỷ lệ hài lòng chung của phụ huynh và học sinh ở TP.HCM đối với dịch vụ giáo dục công năm 2024 cao hơn so với năm 2023, theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) thành phố
TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bé gái tử vong do mắc sởi. Trước tình hình đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đầy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi để kiểm soát dịch sởi.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo này.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.