Đồng thời, triển khai cuộc vận động trên cũng chính là nhằm khuyến khích tiêu dùng nông sản nội địa một cách hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và hỗ trợ đời sống sản xuất kinh doanh của người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời lan tỏa những giá trị tiềm ẩn trong mỗi sản phẩm nông nghiệp.
Cũng theo Bộ trưởng, việc duy trì chủ động về nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước; quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm nông sản; tăng cường khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam, nâng cao niềm tin về hàng hóa nông sản Việt là mục tiêu rất quan trọng trong giai đoạn tới.
Thực tế cho thấy, việc triển khai phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đa số người dân trong việc ưu tiên lựa chọn và sử dụng hàng hóa do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Đồng thời xây dựng thói quen sử dụng hàng hóa có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hướng đến lựa chọn những mặt hàng trong nước sản xuất có chất lượng cao, giá cả phù hợp. Điều này được thể hiện rất rõ tại các hội chợ thương mại do nhiều đơn vị chức năng tổ chức trong thời gian qua. Tại các gian hàng trưng bày sản phẩm chất lượng cao do các doanh nghiệp trong nước sản xuất luôn thu hút số lượng lớn khách tới tham quan, mua sắm.
Xung quanh việc triển khai cuộc vận động trong ngành, Bộ trưởng cũng kêu gọi cán bộ, đảng viên Bộ NN&PTNT tham gia và hưởng ứng Cuộc vận động, đưa hàng nội địa là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Mỗi hành động mua sắm sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất là một lần đóng góp vào sự thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên ngành nông nghiệp hãy trở thành một tuyên truyền viên tích cực, góp phần đưa hình ảnh nông sản nước nhà đến với bạn bè quốc tế, cũng như người dân trong nước. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, quảng bá nhằm tôn vinh nông sản Việt, tiến tới nâng cao giá trị gia tăng, nâng tầm nông sản bằng cách tích hợp đa giá trị từ văn hóa, truyền thống, lịch sử kết tinh trong mỗi sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ NN&PTNT cho biết, trong những năm qua, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 3% nhưng để đạt đến mục tiêu phát triển bền vững, nông nghiệp Việt Nam còn phải phấn đấu hơn nữa. Mỗi cán bộ, đảng viên cần tích cực lao động, sáng tạo để góp phần hoàn thành nhiệm vụ mà Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt ra. Ông Nguyễn Văn Việt nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải thay đổi tư duy, quan điểm về hàng Việt, về nông sản Việt, đây chính là yếu tố then chốt để đưa sản xuất nông nghiệp phát triển, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong thói quen tiêu dùng của người dân”.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp xác định, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công nhân viên ngành nông nghiệp xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong giai đoạn mới. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, văn bản chỉ đạo về thực hiện Cuộc vận động trong tình hình mới. Khảo sát thị trường, điều tra thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng, mạng lưới phân phối, tổ chức triển lãm, hội chợ, xúc tiến thương mại…để đưa nông sản Việt đến với toàn bộ người dân trong nước. Cuộc Vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam được xem như đòn bẩy, thúc đẩy mọi khía cạnh trong chuỗi giá trị ngành hàng, từ sản xuất đến chế biến và tiêu dùng. Đây cũng là dịp để tôn vinh, lan tỏa những giá trị tiềm ẩn trong mỗi sản phẩm nông nghiệp.
Vừa qua, ngành Nông nghiệp đã và đang triển khai mạnh mẽ, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, trong đó tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Tuy nhiên, nông nghiệp là lĩnh vực phải đương đầu với nhiều rủi ro, thách thức, đại dịch COVID-19 thời gian qua cũng đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường. Việc duy trì chủ động về nguồn cung lương thực thực phẩm trong nước; quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ; nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm nông sản và tăng cường khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam, nâng cao niềm tin về hàng hóa nông sản Việt là mục tiêu rất quan trọng trong giai đoạn tới.
Bối cảnh trên cũng cho thấy, việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong Ngành Nông nghiệp cần được triển khai mạnh mẽ và sâu rộng hơn đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành, từ đó lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm khuyến khích tiêu dùng nông sản nội địa một cách hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của các địa phương và hỗ trợ đời sống sản xuất kinh doanh của người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Hơn nữa, việc thực hiện Cuộc vận động trong tình hình mới cần được tôn vinh, lan tỏa những giá trị tiềm ẩn trong mỗi sản phẩm nông nghiệp, bởi đó không chỉ thuần túy là hàng hóa chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn uống của con người, mà đó còn là sự kết tinh từ tâm hồn, giá trị văn hóa, tri thức của nhân dân ta được hình thành, bảo lưu, phát triển trong suốt trường kỳ lịch sử kiên cường và cao đẹp của dân tộc ta.
Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được và đưa Cuộc vận động tiếp tục phát huy giá trị thực tiễn vào cuộc sống, căn cứ Thông báo kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022, Ban cán sự Đảng Bộ NN&PTNT ban hành Chương trình hành động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới với chủ đề “Nâng cao nông sản Việt - Nâng cao giá trị Việt - Nâng cao tâm hồn Việt”.
Trên cơ sở phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện Cuộc vận động tại đơn vị đảm bảo khả thi, thiết thực và hiệu quả, kế hoạch thực hiện của mỗi đơn vị cần thể hiện trách nhiệm trong việc góp phần tích cực sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, hàm chứa đa giá trị, gắn kết chặt chẽ, thông suốt giữa sản xuất, lưu thông, phân phối, hài hòa lợi ích các bên, đồng thời định hình, giáo dục, tuyên truyền hình thành tâm lý, thói quen tiêu dùng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đối với hàng hóa, nông sản Việt. Chú trọng xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên đề hàng tháng, hàng quý về chủ đề “Nâng cao nông sản Việt - Nâng cao giá trị Việt - Nâng cao tâm hồn Việt”.
Song song với đó, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến nhằm quảng bá, tôn vinh nông sản Việt, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ tới nhận thức và tâm lý để người sản xuất, người tiêu dùng có niềm tin vào hàng hóa nông sản Việt và ưu tiên sử dụng hàng nông sản trong nước có chất lượng.
Ngoài ra, đổi mới tổ chức sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản Việt, vận dụng linh hoạt và cụ thể hóa tư duy kinh tế nông nghiệp trong phát triển sản xuất theo hướng liên kết, phát triển chuỗi giá trị; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo các tiêu chuẩn, yêu cầu của thị trường (bao gồm cả thị trường trong nước và xuất khẩu); chủ động các giải pháp để đảm bảo nguồn cung vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất và xuất khẩu, nguồn cung hàng hóa nông sản trong nước, đảm bảo an sinh xã hội trong mọi tình huống. Ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất và chế biến nông sản; khuyến khích kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải tiến mẫu mã bao bì, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho nông sản sản xuất trong nước, đặc biệt quan tâm đến yếu tố cảm xúc, tâm lý tiêu dùng và không gian trải nghiệm. Khai thác tối đa giá trị tiềm ẩn từ văn hóa, truyền thống lịch sử kết tinh trong từng sản phẩm nông nghiệp. Phát huy sức sáng tạo, cải tiến, phát triển sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước bằng những chất liệu đặc thù, mẫu mã sinh động của văn hóa dân gian, bản sắc địa phương, trở thành hình ảnh biểu trưng và niềm tự hào của mỗi địa phương.
Đặc biệt, tập trung thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong nước gắn với thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại; nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã khi tham gia vào hệ thống phân phối, tiêu thụ hiện đại; tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nông sản phù hợp với tình hình mới nhằm giới thiệu sản phẩm, kết nối các nhà sản xuất với các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nông sản; phát triển hệ thống phân phối minh bạch, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ nông sản nội địa tại các địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.