So với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tăng thêm tới 42,2 tỉ USD. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có tăng trưởng ở hầu hết nhóm hàng, thị trường chủ lực, đặc biệt các nhóm hàng xuất khẩu lớn như điện thoại, máy vi tính, máy móc, dệt may…
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại một doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ. Ảnh: KHÁNH TRUNG
Thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 5 năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 63,54 tỉ USD, giảm 3,4% so với tháng trước (tương ứng giảm 2,24 tỉ USD). Trong đó, xuất khẩu đạt 30,93 tỉ USD, giảm 7,2% (tương ứng giảm 2,39 tỉ USD) so với tháng trước và nhập khẩu đạt 32,61 tỉ USD, tăng 0,5% (tương ứng tăng 148 triệu USD). Như vậy, tính chung 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 306,16 tỉ USD, tăng 16%, tương ứng tăng 42,2 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 153,3 tỉ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 21,94 tỉ USD) và nhập khẩu đạt 152,86 tỉ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 20,26 tỉ USD). Tính đến hết 5 tháng, ước tính xuất siêu gần 450 triệu USD.
Tại TP Cần Thơ, lũy kế 5 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 704,24 triệu USD, tăng 14,83% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua 5 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của nước ta ước đạt 23,2 tỉ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.
Có 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD gồm: cà phê, cao su, gạo, điều, nhóm rau quả, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ và nhóm đầu vào phục vụ sản xuất. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ước đạt gần 4,8 tỉ USD, tăng 46,3%; còn kim ngạch xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt trên 9,4 tỉ USD, tăng 10,4%; lâm sản đạt gần 7,7 tỉ USD, tăng 7,6%; xuất khẩu vật tư đầu vào phục vụ sản xuất đạt 1,1 tỉ USD, tăng 59,3%; xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 138,9 triệu USD, giảm 16,2%.
Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đầu năm của Việt Nam vào các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm lớn nhất, với 41,6% trên tổng giá trị, kế đến là châu Mỹ chiếm 30,4%, châu Âu chiếm 12,0%, châu Ðại Dương chiếm 1,7% và châu Phi chiếm 1,5%.
Một người bán hàng trên Instagram đã rao bán các sản phẩm Louis Vuitton (LV) giả nhưng quảng cáo là hàng thật, đồng thời phớt lờ các thủ tục tố tụng của Tòa án Tối cao Singapore, đã bị buộc phải bồi thường 200.000 đô la Singapore cho thương hiệu thời trang xa xỉ Pháp LV vì vi phạm quyền nhãn hiệu.
Chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.
Một người bán hàng trên Instagram đã rao bán các sản phẩm Louis Vuitton (LV) giả nhưng quảng cáo là hàng thật, đồng thời phớt lờ các thủ tục tố tụng của Tòa án Tối cao Singapore, đã bị buộc phải bồi thường 200.000 đô la Singapore cho thương hiệu thời trang xa xỉ Pháp LV vì vi phạm quyền nhãn hiệu.
Chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.