Tăng trưởng GDP năm 2021 trong điều kiện tốt nhất sẽ vào khoảng gần 2%, khả dĩ hơn là khoảng từ 1,5-2%.
Qua 2 năm dịch Covid-19 hoành hành trên toàn thế giới và trong nước càng thấy rõ việc tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 là cần thiết, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.
Sau quý 3 GDP tăng trưởng âm 6,17% và những ảnh hưởng của dịch Covid-19 còn phức tạp, tăng trưởng GDP cả năm 2021 được Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo dao động trong khoảng 1,5-1,9%.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 10 tháng đầu năm 2021 ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ. Nhiều dự án với số vốn lớn đầu tư mới hoặc tăng vốn hứa hẹn thúc đẩy nền kinh tế sớm phục hồi sau giãn cách và là tín hiệu tích cực, triển vọng dài hạn của kinh tế Việt Nam.
Ngày 4/11/2021, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính đến Cộng hòa Pháp, HDBank đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Proparco.
Viện nghiên cứu quốc tế Singapore (SIIA) nhận định, đợt dịch Covid-19 bùng phát vừa qua gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng, song Việt Nam vẫn được giới đầu tư quốc tế xác định là điểm đến hấp dẫn.
Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng 9 tháng qua, xuất khẩu phân bón tăng mạnh cả khối lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 918.568 tấn, tương đương gần 333,46 triệu USD với các thị trường chủ lực là Campuchia, Mozambique và Lào.
VNDirect hạ dự báo tăng trưởng GDP quý IV xuống 4% so với mức 5,5% trước đó do nhận thấy vẫn còn một số điểm nghẽn cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Bước sang 2022, VNDirect dự báo GDP sẽ tăng 7,5% với tốc độ tăng trưởng cao trong tất cả các ngành.
Ngày 16/10, tại hội thảo khoa học “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TPHCM giai đoạn 2022-2025” do UBND TPHCM tổ chức, nhiều chuyên gia đề xuất lãnh đạo thành phố mạnh dạn phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội vì đã hội tụ khá đầy đủ các điều kiện cần thiết.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đại dịch là thời điểm hợp lý, “dọn dẹp” lại các doanh nghiệp sau khi bị “cơn bão” quét qua.