PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, đến thời điểm hiện nay, bàn về triển vọng, hay số phận của doanh nghiệp Việt, làm sao để doanh nghiệp Việt mạnh lên là một vấn đề lớn.
“Nhiều năm nay, tôi tập trung nghiên cứu doanh nghiệp làm thế nào để mạnh lên thực sự. Như 3 giai đoạn mà ông Nguyễn Công Ái đã nói, nhưng có lẽ đó là nhóm doanh nghiệp tư nhân, trong khi doanh nghiệp chủ thể cũng là một đối tượng lớn, nhưng sau 30 - 40 năm vẫn yếu, có lẽ do cấu trúc yếu. Thế nên, M&A giúp các doanh nghiệp tái cấu trúc”, ông Thiên nói.
Bàn về cơ hội M&A, ông Thiên cho rằng, đây là thời điểm hợp lý, “dọn dẹp” lại các doanh nghiệp sau khi bị “cơn bão” quét qua. Đây là cơ hội tuyệt vời cho doanh nghiệp.
Nếu nói đến cơ hội, lại có hai vấn đề: Thứ nhất tái cấu trúc doanh nghiệp Việt thì cần thay đổi, điều kiện, tháo gỡ cơ chế chính sách, bởi đây không chỉ là cơ hội cho doanh nghiệp, thay đổi chân dung cho doanh nghiệp Việt Nam, mà rộng hơn là cơ hội cho đất nước.
Thứ hai là nỗ lực từ phía doanh nghiệp, là cách thức thực hiện M&A sao cho hiệu quả nhất. Từ việc phân tích xu hướng, có thể nhận diện cơ hội mới mà các doanh nghiệp trong nước tham gia vào thay đổi doanh nghiệp, không chỉ trông chờ vào các đối tác quốc tế.
Theo ông Thiên, cần phải có những cơ chế tốt để đẩy mạnh quá trình M&A để kéo doanh nghiệp yếu đứng dậy, kéo nền kinh tế đứng lên sau đại dịch. Đồng thời, tạo thêm áp lực cho Chính phủ trong việc đưa ra các cải cách, cải tiến… thúc đẩy chính sách để đẩy mạnh M&A.
Cơ hội vàng, về lý thuyết kinh tế thì tích tụ vốn và tập trung vốn thì bao giờ cũng là phương thức rất quan trọng để các doanh nghiệp lớn nhanh và khẳng định vị thế rất nhanh. “M&A là phương thức giúp các doanh nghiệp tâp trung vốn, và thời điểm này là cơ hội để các doanh nghiệp làm được các việc đó một cách quyết liệt”, ông Thiên nhấn mạnh.
Theo ông Thiên, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, nhưng cho đến bây giờ xu hướng để gia tăng sức mạnh theo hướng tập trung vốn là “ta với ta”. Còn nguồn vốn nước ngoài vào ta thì giúp họ lớn hơn.
“Cho nên bây giờ, đặt vấn đề lại là liên kết với nước ngoài để lớn lên không? và thậm chí có một thao tác ngược đó là mở biên ra ngoài để M&A ra bên ngoài. Tôi cho rằng, điểm này doanh nghiệp ta không nên tự ti, các doanh nghiệp Việt đã lớn mạnh thì hà cớ gì chúng ta không vươn ra bên ngoài?”, ông Thiên nói và cho rằng, đây là cơ hội mà các doanh nghiệp Việt nên tận dụng.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?
Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.