Bạn ấy lăn ra ăn mừng vì biết chắc rằng khi giành được quyền trả lời câu này, cho dù sai thì bạn cũng về nhất, vì người cạnh tranh sát nhất không còn cơ hội ghi thêm điểm nữa.
Hôm qua - ngày 13/10 có cuộc tranh luận mạnh trên mạng xã hội. Một bên nói bạn từ Huế chơi láu cá, khôn lỏi, tiểu xảo (cũng đúng) sau này sẽ trở thành con người bệnh thành tích, nô lệ, a dua, nịnh nọt, bưng bô, bất chấp thủ đoạn (nói hơi nặng).
Bên kia bảo vệ nam sinh Huế, nói rằng chỉ là một cuộc chơi, chỉ là một học sinh nhỏ đáng con cháu mình không nên làm tổn thương cháu (cảm tính mọi lúc mọi nơi), cuộc thi nào chẳng đòi hỏi tiểu xảo, bạn chơi không sai luật, bạn đã vận dụng thông minh luật, làm gì cũng phải tôn trọng luật (gớm hay thế).
Mới đầu, mình dự đoán cuộc tranh luận này sẽ diễn ra ở thế cân bằng 50-50. Nhưng rồi nó nhanh chóng chuyển thành 90-10, rồi 95-5 nghiêng về ủng hộ bạn Huế, thi là phải để thắng.
Thế rồi mình nghĩ rằng ý kiến thứ hai mới đúng là thuần Việt, tỉ lệ 95-5 minh họa điều này. Các bạn nghĩ xem, chuyện giành giật bấm nút bất kể mình chưa có câu trả lời, bất kể trả lời đúng sai của bạn Huế có giống kiểu không xếp hàng, chen lấn xô đẩy, tham gia giao thông của các bạn bên ngoài?
Có giống kiểu cứ giành giật đã, dù không thật sự có nhu cầu, giành xong rồi để đó, dần dần nhu cầu sẽ… hình thành, như các bạn đi ăn buffet ở nước ngoài, rồi người ta ghi hẳn tờ giấy bằng tiếng việt, ý đại loại là "ăn đến đâu thì xin gắp tới đó thôi".
Ý kiến thứ hai thuần Việt ở chỗ bạn bị bắt phải thắng mọi chỗ bạn đi qua từ khi bạn ra đời. Đẻ bạn ra cũng phải tìm chỗ tốt nhất, đi học phải đứng đầu lớp, phải vào trường điểm, phải chen lấy suất du học, phải chạy chỗ làm ngon, rồi khi đi làm thì đấu đá triệt hạ nhau.
Trên con đường nhiều chặng đó, bạn sử dụng vô vàn tiểu xảo, láu cá, khôn lỏi, mưu mô, thủ đoạn để giành chiến thắng (nếu bạn thua thì bạn sẽ thừa nhận thủ đoạn của bạn không bằng đối thủ, hoặc nguồn lực quan hệ của đối thủ quá mạnh). Nên chao ôi, chiến thắng quý biết nhường nào. Chút tiểu xảo của cậu học sinh kia thì có là bao.
Quay lại bạn từ Huế, các bạn hãy để ý xem, sau trò "bấm chuông nhanh, ăn mừng trước, trả lời sau", bạn này tới ôm các bạn kia thì thấy thái độ các bạn kia có lãnh đạm, hờ hững với bạn này không? Tôi thấy rằng dù đồng ý với chiến thắng của bạn từ Huế nhưng trên mặt các bạn kia vẫn xuất hiện sự ấm ức pha chút khinh miệt bạn này.
Rồi khi trả lời phỏng vấn, nam sinh xứ Huế dường như có thái độ dè dặt hơn nhiều so với vinh quang mang tầm lớn cỡ này, bạn không còn sự vui sướng vô tư khi đón nhận thành quả nữa, vì bạn nhận ra có những ánh mắt lạ hướng tới mình và bạn biết lý do xuất hiện những ánh mắt đó.
Sau này, khi ai đó nói về chiến thắng của bạn, người ta có thể không còn nhớ tên bạn, không nhớ năm bạn thắng giải, nhưng sẽ nhớ cách bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng, sau màn hạ thấp trọng tâm, chân trước chân sau chuẩn bị vào thế giành quyền bấm chuông "đầy trí tuệ". Trong hào quang đôi lúc có vài thứ chưa hay làm mờ xỉn, hoen ố hào quang của bạn. Nhưng đôi khi, có những hào quang mà toàn bộ chỉ được nhớ đến bởi những vết hoen ố. Mấy chục năm sau, bạn muốn nhớ hay muốn quên hào quang này?
Đỉnh cao trong các trò chơi, người hiểu kỹ thuật muốn giành danh hiệu, còn người hiểu nghệ thuật muốn có thêm bạn bè. Hai bậc, hai đẳng cấp khác nhau. Tôi còn nhớ trong một chương trình Master Chef, anh thí sinh đưa cho cô đối thủ một mẩu bơ mà cô đã quên không nhặt vào giỏ khi chuẩn bị thực phẩm. Nếu không có bơ, món ăn của cô không hoàn thành.
Sau này, anh giải thích: "Tôi có thể thua danh hiệu vô địch khi đưa cho cô ta mẩu bơ đó, nhưng ít nhất thì tối nay về nhà nhìn mình trong gương, tôi vẫn có thể tự nhủ: OK, mình là người tốt".
Dân Việt Nam mình mới hết đói được ít năm thôi, khát khao vật chất còn vô bờ bến, muốn thăng, muốn thắng, muốn giành, muốn giật, muốn tranh, muốn đoạt còn nhiều lắm. Tôi đồng ý rằng bao giờ chúng ta đủ no, thặng dư của cải thì các hành xử cao quý mới dần trở nên phổ biến.
Phần đông (95% như tỉ lệ trên) chúng ta bây giờ không nhìn những chuyện như vận động viên này đứng chờ cho vận động viên kia về đích trước mình vì anh ta lạc đường hay những chuyện cao thượng khác như những chuyện lạ lùng nữa, mà là như những chuyện truyền cảm hứng. Phần đông chúng ta đều biết trong những kỷ nguyên tới, EQ (chỉ số thông minh cảm xúc) quan trọng IQ (chỉ số thông minh).
Nhưng cách hành xử quý tộc, cao thượng với phần đông chúng ta mới chỉ ở mức truyền cảm hứng thôi, chưa trở thành hành động cụ thể, vì những sức ỳ mang tính thuần Việt trên ăn sâu vào gốc rễ, không dễ thay đổi. Tôi à? Tôi cũng thuần Việt lắm. Bây giờ tôi vẫn leo xe lên vỉa hè, vẫn cứ đắc tội với người này người khác (khi trước thì vô thiên lủng), nhưng tôi luôn học để thoát ra.
Các bạn 95% nếu muốn nâng tầm cái thuần Việt sang một nội hàm mới, cao thượng quý tộc hơn thì các bạn cũng luôn cần học mỗi ngày, đầu tiên là bớt cay cú, bớt tự hào, bớt ham muốn chiến thắng đi. Tâm hồn Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các bạn.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc