Thứ sáu, 17/05/2024

Liên kết nông dân trồng gấc hữu cơ chinh phục thị trường thế giới

02/01/2023 7:12 PM (GMT+7)

Hơn 20 dòng sản phẩm khác nhau từ trái gấc hữu cơ đang được chị Văn Thị Thủy xuất khẩu ra thế giới. Chị Thủy đang liên kết với nông dân TP.HCM trồng gấc hữu cơ chinh phục thị trường thế giới.

Dầu gấc hữu cơ

Từ lâu, trái gấc đã được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên dân gian chỉ sử dụng để nấu sôi là chính, chưa nghĩ đến việc chế biến ra các dòng sản phẩm để thương mại.

Chị Văn Thị Thủy, ở Củ Chi (TP.HCM) vốn là du học sinh ở Nhật Bản. Trong thời gian học tập ở nước ngoài, chị đã tìm hiểu quy trình chăm sóc và chế biến trái gấc.

Chị Văn Thị Thủy tại vườn cây gấc hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh

Chị Văn Thị Thủy tại vườn cây gấc hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh

Về nước, chị Thủy lập cơ sở sản xuất. Đến năm 2008, Công ty Công ty CP Mekong Herbals được thành lập do chị Thủy làm giám đốc.

Ngoài các sản phẩm dược liệu khác, tinh dầu gấc là sản phẩm chế biến chủ lực của công ty. Đến nay, chị Thủy tạo ra hơn 20 dòng sản phẩm từ trái gấc hữu cơ.

Các sản phẩm của chị đều đạt chứng nhận ISO 22000:2018, và các tiêu chuẩn khó tính như  HACCP, HaLal, USDA-Organic, Oganic EU về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, sạch.

Các sản phẩm của Mekong Herba đạt các tiêu chuẩn khó tính như  HACCP, HaLal, USDA-Organic, Oganic EU về nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh

Các sản phẩm của Mekong Herba đạt các tiêu chuẩn khó tính như HACCP, HaLal, USDA-Organic, Oganic EU về nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh

Hiện sản phẩm đang xuất khẩu ra các nước như châu Âu, Mỹ, Canada, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

Chị Thủy kể, gấc vốn không phải sản phẩm chủ lực ở địa phương thế nhưng  quả gấc dễ trồng và giàu dưỡng chất.

Chị phải chủ động đi trồng gấc rồi vận động người nông dân tham gia để phát triển nguồn nguyên liệu ở khắp nơi, vừa chế biến sản phẩm.

Để có được nguồn giống tốt, đảm bảo chất lượng, chị đã cùng nhóm bạn nghiên cứu, nuôi ghép mô cây gấc thành công.

Cây gấc hữu cơ ở trại giống của Công ty CP Mekong Herbals. Ảnh: Trần Khánh

Cây gấc hữu cơ ở trại giống của Công ty CP Mekong Herbals. Ảnh: Trần Khánh

Nhà máy sản xuất gấc hữu cơ được chị Thủy đặt tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi với quy mô khoảng hơn 4.000m2. Nhà máy có các dây chuyền chế biến nhập khẩu theo các tiêu chuẩn quốc tế, trị giá khoảng 50 tỷ đồng.

Công nhân sơ chế hạt gấc hữu cơ trước khi đưa vào chế biến. Ảnh: Trần Khánh

Công nhân sơ chế hạt gấc hữu cơ trước khi đưa vào chế biến. Ảnh: Trần Khánh

Chế biến dầu gấc hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh

Chế biến dầu gấc hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh

Sản phẩm này có thành phần thịt gấc tươi nguyên chất 100%. Sản phẩm được đóng gói trong chai thủy tinh. Bao bì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Cuối năm 2022, sản phẩm dầu gấc Gavi của Công ty Công ty CP Mekong Herbals được bình chọn nông nghiệp tiêu biểu của TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh

Cuối năm 2022, sản phẩm dầu gấc Gavi của Công ty Công ty CP Mekong Herbals được bình chọn nông nghiệp tiêu biểu của TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh

Hiện chị Thủy đang đầu tư khoảng 300ha đất trồng gấc để luôn đảm bảo nguồn nguyên liệu (khoảng 50-80 tấn/tháng) cho chế biến.

Đóng gói sản phẩm gấc hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh

Đóng gói sản phẩm gấc hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Văn Tủi - Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân TP.HCM) cho biết, Công ty Mekong Herbals đang định hướng mở rộng vùng nguyên liệu để tăng cường chế biến ngay trên địa bàn TP.HCM.

Công ty Công ty CP Mekong Herbals có hơn 20 dòng sản phẩm từ trái gấc hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh

Công ty Công ty CP Mekong Herbals có hơn 20 dòng sản phẩm từ trái gấc hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh

Các nông dân tham gia liên kết sẽ được chị Thủy hướng dẫn quy trình kỹ thuật từ cải tạo đất, chăm sóc và thu mua lại sản phẩm để chế biến theo quy trình khép kín.

Công ty Mekong Herbals đang liên kết nông dân trồng gấc hữu cơ chinh phục thị trường thế giới. Ảnh: Trần Khánh

Công ty Mekong Herbals đang liên kết nông dân trồng gấc hữu cơ chinh phục thị trường thế giới. Ảnh: Trần Khánh

"Quy trình chế biến để tạo ra sản phẩm cuối cùng khép kín chuỗi giá trị sẽ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thêm thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần phát triển kinh tế nông thôn", ông Tủi chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 chính thức khai mạc với gần 200 gian hàng, gồm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP.

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Đặc sản, món ngon, sản phẩm OCOP khắp cả nước đổ về TP.HCM tham dự triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm 2024 để tăng cường kết nối giao thương. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thả ga mua đặc sản với giá hấp dẫn.

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Gần đây, sức mua tại chợ truyền thống đang giảm mạnh vì người tiêu dùng chuyển dần sang mua online. TP.HCM đang có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực bán hàng trực tuyến cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.

Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vừa qua, Vinamilk đã có cơ hội đồng hành cùng giải thi Asia Latte Art Battle diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11/5/2024 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế Café Show 2024 tại SECC (TP.HCM).

Tuần hàng Sen Đồng Tháp tại TP.HCM

Tuần hàng Sen Đồng Tháp tại TP.HCM

Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Tập đoàn Central Retail Việt Nam vừa tổ chức khai mạc Tuần hàng Sen Đồng Tháp tại siêu thị GO! (Nguyễn Thị Thập, quận 7, TP.HCM).

TP.HCM: Hội chợ sản phẩm OCOP gần 200 gian hàng, có 17 tỉnh, thành tham gia

TP.HCM: Hội chợ sản phẩm OCOP gần 200 gian hàng, có 17 tỉnh, thành tham gia

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 có tổng số 180 gian hàng, trong đó 53 gian hàng thuộc các tỉnh, thành trên khắp mọi miền đất nước.