Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được thế giới biết đến khoảng 600 năm về trước. Vào thế kỷ XIX, nhà tự nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace đã mô tả thịt của nó như là "một món trứng sữa nồng hương vị hạnh nhân hảo hạng".
Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) và Brunei, tuy nhiên có thể mọc ở những nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Thái Lan, Mindanao (Philippines), Queensland ở Úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri Lanka và một phần của Hawaii.
1. Sầu riêng có 30 loại khác nhau nhưng chỉ 11 loại ăn được
Sầu riêng có khoảng 500 loại khác nhau chỉ riêng ở Đông Nam Á. Có khoảng 100 loại sầu riêng ở Malaysia, với hơn 100 loại ở Indonesia. Thái Lan, nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới, tự hào có hơn 300 loại.
Chỉ khoảng 30 loài sầu riêng đã được xác định và có 11 loài được cho là có thể ăn được. Các biến thể không ăn được thường là mọc hoang dã có ít hoặc không có cùi và hạt to nên không thích hợp để ăn.
Sầu riêng không gai có thể xem là thú vị nhất trong họ hàng loài trái cây này. Sầu riêng không gai giống dừa hơn những người anh em khác. Ngoài ra sầu riêng ruột đỏ, còn được gọi là sầu riêng merah cũng đặc biệt không kém.
2. Giá cao nhất được trả cho một quả sầu riêng hơn 1,1 tỷ đồng
Loại sầu riêng đắt nhất ở Malaysia là Musang King và Black Thorn. Tuy nhiên, sầu riêng kanyao từ Thái Lan là loại độc nhất vô nhị đã được bán đấu giá với giá 1,5 triệu baht (1,1 tỷ đồng) vào năm 2019 tại Lễ hội Vua sầu riêng ở Nonthaburi.
Giống sầu riêng Kanyao là loại trái cây đắt nhất và được giới nhà giàu “săn lùng” nhiều nhất trên thế giới với hương vị thơm ngon đặc biệt, cơm mịn như kem và béo ngậy hiếm nơi nào có được.
3. Tên khoa học của sầu riêng bắt nguồn từ tiếng Mã Lai thế kỷ 16
Durio zibethinus là tên khoa học của loài phổ biến nhất mà chúng ta tiêu thụ ngày nay, với "durio" có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai là sầu riêng.
Bởi vì vua của các loại trái cây có lần đầu tiên được tìm thấy ở Malaysia vì thế các nhà sử học tin rằng từ sầu riêng - durio trong ngôn ngữ địa phương là ghép của duri có nghĩa là gai và o - hậu tố hình thành danh từ, đã được sử dụng ở quần đảo Mã Lai ngay từ năm 1580.
4. Cây sầu riêng có thể sống hơn một thế kỷ
Cây sầu riêng có thể cao tới 50 mét và tồn tại từ 150 năm trở lên, mặc dù sản lượng trái của chúng giảm dần theo độ tuổi. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là chất lượng của trái cải thiện theo độ tuổi, đó có lẽ là lý do tại sao mọi người quảng cáo tuổi của cây khi bán sầu riêng.
Nói cách khác, trái càng có giá trị thì cây càng già. Cây sầu riêng lâu đời nhất thế giới, theo truyền thuyết, đã 300 tuổi và đến từ Thái Lan!
5. Loài trái cây vô cùng bổ dưỡng
Sầu riêng bao gồm 65% nước, 27% carbohydrate, 5% chất béo và 1% protein và rất giàu kali, chất xơ, sắt, vitamin C và phức hợp vitamin B. Nó cũng là một nguồn chất xơ tuyệt vời.
Sầu riêng được cho là có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa, huyết áp và sức khỏe tim mạch, chống lão hóa, ối loạn chức năng tình dục, ung thư, sức khỏe của xương và thiếu máu. Nó cũng làm tăng HDL (cholesterol tốt) và thậm chí có thể giúp cải thiện mức serotonin có thể cải thiện tâm trạng của bạn và giảm bớt trầm cảm.
Hạt sầu riêng có thể ăn được tuy nhiên phải được luộc chín trước bởi vì hạt sống có chứa axit béo cyclopropene, một chất gây ung thư.
6. Sầu riêng là họ hàng với sake và mít, dâm bụt và ca cao
Sầu riêng có họ hàng với sa kê ( Artocarpis communis ) và mít ( A. heterophyllus ) tuy nhiên thú vị nhất là họ hàng xa với cây dâm bụt.
Sầu riêng là thành viên của họ cẩm quỳ Malvaceae, cũng bao gồm đậu bắp, dâm bụt, ca cao và bông, trong số các loại cây thương mại phổ biến khác. Các nhà khoa học đã từng phân loại sầu riêng là một phần của họ thực vật Bombacaceae.
Tuy nhiên, các nghiên cứu DNA được thực hiện vào cuối thế kỷ 20 đã tiết lộ rằng sầu riêng và dâm bụt có quan hệ họ hàng rất chặt chẽ. Sau đó chúng được phân loại lại thành Malvaceae, một họ thực vật lớn hơn.
7. Mùi hương gây chia rẽ
Thuộc tính nổi tiếng nhất của sầu riêng là mùi mạnh và khác thường. Mùi thơm khó chịu đến nỗi loại quả này bị cấm mang lên tàu điện ngầm ở Singapore và một số khách sạn ở Thái Lan, Nhật Bản và Hồng Kông.
Nào năm 2018, một chiếc máy bay dân dụng chở khách kèm 2 tấn sầu riêng đã tạm thời bị hạ cánh khi hành khách phàn nàn về loại mùi quá "nồng nàn". Sau đó người ta phải bỏ lại loại hoa quả này để tiếp tục chuyến hành trình.
Hay như hồi 2019, một quả sầu riêng đã khiến hơn 500 người phải sơ tán khỏi thư viện của trường Đại học Canberra, Australia khi tưởng nhầm là khí gas bị rò rỉ.