Trong bối cảnh khách hàng ngày càng khó tính, thận trọng hơn khi xuống tiền, các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM đang ưu tiên phát triển sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực và đầu tư dài hạn thay vì lướt sóng như trước kia.
Một sàn giao dịch tại Hà Nội đã bán được 50 căn chung cư trong tháng 3. Nhiều môi giới cũng đã quay trở lại làm việc khi nhận thấy tín hiệu tích cực của thị trường.
Trong bối cảnh người mua không mấy mặn mà với nhà đất, nhiều doanh nghiệp vẫn đẩy mạnh hoạt động bán hàng, tung nhiều chính sách không phụ thuộc nguồn vốn vay ngân hàng để tạo thành khoản, thu hút dòng tiền.
Thời gian qua, giá bán bất động sản được đẩy lên cao khiến nhiều người chưa có đủ tiền mua nhà phải lựa chọn giải pháp đi thuê. Điều này khiến mặt bằng giá bất động sản cho thuê tại TP.HCM cũng "rục rịch" tăng.
Gánh trên vai khoản nợ mua nhà trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lãi suất ngân hàng liên tục tăng, nhiều người đang phải thắt chặt chi tiêu để có tiền trả nợ.
Để có một chốn an cư tại TP.HCM, nhiều người phải chấp nhận nợ ngân hàng, để rồi khi kinh tế khó khăn, họ phải "thắt lưng buộc bụng", chắt bóp chi tiêu, tìm cách trả nợ mua nhà.
Việc đánh thuế sở hữu bất động sản thứ 2 tại TP.HCM có thể làm suy giảm thanh khoản thị trường khi người mua phải cân nhắc phần thuế mới, các nhà đầu tư sẽ dè chừng hơn khi quyết định xuống tiền.
Nhiều người dân, đặc biệt là các gia đình trẻ đứng trước áp lực trả nợ mua nhà trong bối cảnh lãi suất ngân hàng liên tục tăng do chính sách thắt chặt tài chính trong lĩnh vực bất động sản.
Các chuyên gia nhận định giá nhà đất nửa cuối năm 2022 bắt đầu được điều chỉnh về mức hợp lý sau một thời gian tăng mạnh. Vì vậy, người có nhu cầu ở thực có thể tìm những bất động sản hợp lý để mua trong năm 2023.
Theo các chuyên gia, việc thắt chặt tín dụng sẽ còn ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Dự báo, giao dịch cho nhu cầu mua nhà ở sẽ tăng mạnh, trong khi đó giao dịch do đầu tư có thể giảm trong năm 2023.