Thứ năm, 21/11/2024

Doanh nghiệp địa ốc tự cứu sức mua bằng chính sách không phụ thuộc vay ngân hàng

31/03/2023 3:16 PM (GMT+7)

Trong bối cảnh người mua không mấy mặn mà với nhà đất, nhiều doanh nghiệp vẫn đẩy mạnh hoạt động bán hàng, tung nhiều chính sách không phụ thuộc nguồn vốn vay ngân hàng để tạo thành khoản, thu hút dòng tiền.

Người mua nhà lo ngại lãi suất ngân hàng

Lãi suất ngân hàng là một trong các vấn đề được người mua nhà đặt lên hàng đầu. Đồng thời, đây cũng là yếu tố khiến nhiều người e ngại, không dám mua bất động sản vì sợ áp lực trả nợ, từ đó kéo sụt giảm thanh khoản thị trường.

Quý 1/2023, sau thông tin Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạ lãi suất điều hành, đã có 22 ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay bình quân. Tuy nhiên, dù lãi suất hạ nhưng tâm lí người mua vẫn chưa được cải thiện.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, hoạt động điều tiết tín dụng, tăng lãi suất khiến thanh khoản giảm, thể hiện rõ qua lượng quan tâm của người mua chịu ảnh hưởng nặng trong quý vừa qua.

Doanh nghiệp địa ốc tự cứu sức mua bằng chính sách không phụ thuộc vay ngân hàng - Ảnh 1.

Nhiều người không dám mua bất động sản vì sợ áp lực trả nợ ngân hàng. Ảnh: H.T

Theo đó, nhu cầu tìm kiếm bất động sản trên cả nước có xu hướng giảm trong 3 tháng qua, lượt tìm mua các loại hình bất động sản đều giảm mạnh trong tháng 9, đất nền giảm 50%, căn hộ giảm 9%, nhà riêng giảm 25% và biệt thự liền kề giảm 12% so với quý 2/2022.

"Yếu tố lãi suất thời gian qua nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đây là yếu tố quan trọng quyết định tới việc có mua, hoặc mua được nhà hay không. Giữa bối cảnh khó khăn phải cân nhắc sao cho phù hợp, nhiều người cân nhắc tạm dừng kế hoạch mua nhà, chấp nhận đi thuê", vị chuyên gia chia sẻ.

Thực tế, nhiều người có nhu cầu mua nhà tại TP.HCM bày tỏ sự lo ngại khi phải chọn cách vay ngân hàng. Chị Nguyễn Thị Hoa (36 tuổi, phiên dịch viên) chia sẻ thời gian qua, chị tiết kiệm tiền với mục đích muốn mua cho bản thân một căn hộ, thoát cảnh ở trọ. Tuy nhiên, vì kinh tế có hạn, nếu mua nhà, chị Hoa buộc phải vay thêm ngân hàng 1 tỷ đồng.

"Tôi đã đắn đo, cân nhắc trong thời gian dài và cuối cùng quyết định không mua nhà nữa. Bởi lẽ, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, vay ngân hàng mua nhà là ôm vào người "quả bom" nổ chậm. Áp lực từ việc gồng lãi khiến tôi không thể nào sống vui vẻ được. Vì vậy, tôi quyết định sẽ tiếp tục ở nhà thuê, khi nào đầu tư dồn đủ tiền mua nhà thì mới quyết định", chị Hoa cho hay.

Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM cũng đánh giá lãi suất và vốn vay vẫn là rào cản lớn với người mua nhà khi tiếp cận bất động sản. Công ty chào bán sản phẩm ra thị trường nhưng số giao dịch thành công rất ít vì đa số người mua khá dè dặt với câu chuyện dùng đòn bẩy tài chính.

Doanh nghiệp địa ốc tìm cách khơi thông thanh khoản

Thay vì ngồi im và tiếp tục "bó chân", nhiều doanh nghiệp địa ốc đã tự tìm cách xoay sở, "sinh tồn" qua cơn khủng hoảng. Một số công ty đã tung chiêu thức bán hàng "chưa từng có" trong trước đây, cung cấp cho khách hàng, nhà đầu tư những chính sách mua hàng không bị áp lực từ ngân hàng.

Vì vậy, nếu chỉ áp dụng các chính sách chiết khấu, tặng quà như trước đây, rất khó để sức mua bất động sản tăng trở lại. Thời gian qua, hầu hết các dự án mở bán đều đi theo hướng tập trung vào giải quyết bài toán tín dụng cho người mua nhà và giảm ảnh hưởng từ vốn vay ngân hàng.

Doanh nghiệp địa ốc tự cứu sức mua bằng chính sách không phụ thuộc vay ngân hàng - Ảnh 3.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc đã tự tìm cách xoay sở, "sinh tồn" qua cơn khủng hoảng. Ảnh: H.T

Giới chuyên gia nhìn nhận, trong bối cảnh kinh tế vẫn có nhiều rủi ro, biến động trên toàn cầu khi FED tiếp tục tăng lãi suất, kết thúc xu hướng tiền rẻ, lãi suất ngân hàng sẽ còn nhiều biến động và thị trường bất động sản rất cần các chủ đầu tư có những bước đi linh hoạt, đặt lợi ích người mua nhà lên hàng đầu để vựt dậy niền tin và sức mua cho thị trường. Đây cũng là động thái tích cực giúp doanh nghiệp tự cứu lấy dòng vốn, khơi thông thanh khoản thay vì chờ đợi thị trường ấm dần lên vì những tác động vĩ mô.

Theo đó, có thể kể đến trường hợp chủ đầu tư Vinhomes vừa tung chính sách bán hàng "khủng" tại dự án The Origami, được đánh giá là đã "khuấy đảo" thị trường căn hộ khu Đông TP.HCM. Cụ thể, khách hàng chỉ cần thanh toán trước 10% giá trị căn hộ là đã có thể ký ngay hợp đồng mua bán và có thể nhận nhà ở ngay nếu thanh toán thêm 5%. Đây được xem là cơ hội mua nhà rất tốt, đặc biệt với đối tượng khách hàng là các gia đình trẻ có nhu cầu tìm kiếm nơi an cư. Chính sách bán hàng mới cho phép khách hàng mua dự án được vay tới 80% giá trị căn hộ với mức lãi suất 0% trong 15 tháng. Sau thời gian trên, khách hàng còn tiếp tục được Vinhomes hỗ trợ lãi suất lên tới 8%/năm thêm 2 năm nữa.

Một đơn vị khác là Phú Đông Group đang áp dụng phương thức thanh toán mới cho dự án Phú Đông Sky Garden. Thay vì ân hạn nợ gốc và hỗ trợ vay, doanh nghiệp này hỗ trợ cho khách hàng được trả chậm sau khi nhận nhà. Khách hàng chỉ cần thanh toán 65% giá trị căn hộ là nhận nhà, 30% còn lại sẽ được áp dụng phương thức trả chậm trong 12 tháng với mức trả chỉ khoảng 5%/lần chia làm 6 đợt và không cần thông qua ngân hàng.

Doanh nghiệp địa ốc tự cứu sức mua bằng chính sách không phụ thuộc vay ngân hàng - Ảnh 4.

Các chính sách thanh toán không phải vay ngân hàng đang được các chủ đầu tư ưu tiên. Ảnh: H.T

Trường hợp khác là Tập đoan Hưng Thịnh vừa qua đã chào hàng thị trường với dự án 9X An Sương tại khu Tây Bắc TP.HCM. Đây là căn hộ tầm trung quy mô gần 800 căn, giá bán từ 1,6 tỷ. Dự án này đã được giới thiệu ra thị trường từ cuối năm 2022 và hiện tại đang chào bán giai đoạn 1 đi kèm chính sách thanh toán ưu đãi. Và mới đây, doanh nghiệp này cũng vừa ra mắt dự án Avatar TP. Thủ Đức (TP. Thủ Đức, TP.HCM), cung cấp cho thị trường 2.366 căn hộ và 21 căn shophouse.

Bên cạnh đó, An Gia lại đang áp dụng chính sách không cần vay vốn ngân hàng, không áp lực thanh toán và không chờ đợi nhận nhà khi mua dự án Westgate Bình Chánh (huyện Bình Chánh, TP.HCM) và The Standard (TP. Tân Uyên, Bình Dương).

Hiện, 2 dự án đã hoàn thiện cơ bản, chuẩn bị bàn giao cho khách hàng từ tháng 4/2023. Cụ thể, với một căn nhà phố The Standard 1 trệt 2 lầu đã hoàn thiện, diện tích sàn 230m2 có giá bán khoảng 5,7 tỷ đồng, người mua chỉ cần thanh toán 30% (1,7 tỷ đồng) là có thể nhận nhà ở ngay hoặc cho thuê, kinh doanh mà không chịu áp lực tài chính ban đầu.

Tại Long An, Thắng Lợi Group cũng đang triển khai bàn giao sản phẩm và đưa ra các chính sách cho khách hàng mua các dự án Young Town Tây Bắc Sài Gòn, The Diamond City, Sài Gòn Town. Theo đó, khách hàng chỉ cần 220 triệu là có thể sở hữu nền nhà phố đã hoàn thiện 100% (tương đương khoảng 20% giá trị sản phẩm phần còn lại được giãn tiến độ 24 tháng), chiết khấu 29% với sản phẩm là nhà xây sẵn khi chọn phương thức thanh toán nhanh 95%. Nếu tiết kiệm dòng tiền, khách có thể chọn thanh toán 20%, chủ đầu tư cam kết thuê lại với lợi tức đến 240 triệu đồng trong 12 tháng…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.

Dự án Aqua City được gỡ vướng pháp lý

Dự án Aqua City được gỡ vướng pháp lý

Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Vì sao TP.HCM "cắt" hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt?

Vì sao TP.HCM "cắt" hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt?

TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

'Đất vàng' dọc tuyến Metro số 2 sẽ thành khu đô thị mới

'Đất vàng' dọc tuyến Metro số 2 sẽ thành khu đô thị mới

Tại TP.HCM, dọc tuyến Metro số 2 sẽ có ba khu "đất vàng" được quy hoạch theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD).