Thứ bảy, 27/04/2024

Thay vì "thắt lưng buộc bụng" trả nợ mua nhà, người dân nên chọn giải pháp khác để an cư

14/03/2023 9:30 AM (GMT+7)

Gánh trên vai khoản nợ mua nhà trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lãi suất ngân hàng liên tục tăng, nhiều người đang phải thắt chặt chi tiêu để có tiền trả nợ.

Áp lực trả nợ mua nhà đè nặng trên vai

Những ngày đầu tháng 3/2023, nhẩm tính lại các khoản phải chi hàng tháng, gồm tiền nợ mua nhà, tiền ăn, tiền học cho 2 con, bảo hiểm nhân thọ, tiền thuốc men…, khiến vợ chồng anh Kim Cường (38 tuổi) ngụ tại TP.Thủ Đức "méo mặt".

"2 năm trước, vợ chồng tôi vay ngân hàng 800 triệu để mua căn hộ gần 2 tỷ tại quận 9 cũ. Thời điểm mới vay, ngân hàng ưu đãi 36 tháng, lãi suất cố định chưa tới 9%, nên mỗi tháng vợ chồng tôi đóng 10 triệu đồng cho ngân hàng.  Tuy nhiên, từ 2023, ngân hàng thông báo lãi suất điều chỉnh lên khoảng 13%/năm, đồng nghĩa mỗi tháng gia đình tôi phải gánh thêm 4 triệu đồng tiền lãi.

"Thắt lưng buộc bụng" trả nợ mua nhà, người dân có thể chọn giải pháp nào khác để an cư? - Ảnh 1.

Nhiều gia đình phải thắt lưng buộc bụng để dành tiền trả nợ mua nhà. Ảnh: H.T

Điều đáng nói, vợ tôi lại vừa mất việc do công ty cắt giảm nhân sự. Như vậy là mất đi 1 nguồn thu nhập quan trọng. Mấy ngày nay vợ chồng tôi không thể nào chợp mắt. Tiền kiếm ra bị giảm 1 nửa mà tiền nợ lại gia tăng. Nếu không gồng gánh nỗi, chúng tôi sẽ phải bán nhà để trả nợ", anh Kim Cường chia sẻ.

Cuộc sống ngày càng khó khăn, khiến người lao động phải "thắt lưng buộc bụng", tiết giảm chi phí. Trước khi mua nhà, nhiều người có tâm lý lạc quan, ít phòng ngừa những tính huống rủi ro, chẳng hạn như nếu có bất trắc phải làm gì tiếp theo, dễ dẫn tới bị động.

Trường hợp của chị Hoa (32 tuổi) là một ví dụ tương tự. Đầu năm, chị bị chấn thương cột sống phải xin nghỉ không lương 3 tháng để điều trị. Vì không mua bảo hiểm, chị Hoa phải tốn một khoản chi phí ý tế không nhỏ. Bên cạnh đó, khoảng thời gian nghỉ làm, chị Hoa phải chịu áp lực trả nợ ngân hàng căn hộ mình đang ở, mỗi tháng gần 13 triệu đồng khiến chị khủng hoảng. 

"Đúng là cuộc sống không lường trước được gì, tôi bây giờ chỉ biết thắt chặt chi tiêu, hạn chế xài tiền tối đa và cầu mong mình nhanh hồi phục để có thể đi làm lại kiếm tiền", chị Hoa chia sẻ.

Có nên mua nhà để áp lực gánh nợ?

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó tổng giám đốc batdongsan.com.vn, chia sẻ giữa bối cảnh kinh tế khó khăn, người có nhu cầu nhà ở cần cân nhắc sao cho phù hợp, vì vẫn còn giải pháp khả quan như đi thuê nhà.

"Thắt lưng buộc bụng" trả nợ mua nhà, người dân có thể chọn giải pháp nào khác để an cư? - Ảnh 3.

Người có nhu cầu nhà ở cần cân nhắc giải pháp khả quan như đi thuê nhà. Ảnh: H.T

Hơn nữa, thị trường đang có nhiều yếu tố bất định, việc tiếp cận khoản vay không dễ dàng, chi phí lãi vay cao, trong khi giải pháp tạm thuê cũng đáng để suy nghĩ. "Nói như thế không có nghĩa việc người dân có nhà không quan trọng, nhưng cần sắp xếp thứ tự sao cho phù hợp trong từng giai đoạn của nền kinh tế", chuyên gia cho hay.

Dưới góc độ là chuyên gia kinh tế, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, cho biết nhu cầu vay vốn mua nhà vẫn rất lớn trong bối cảnh thu nhập của người lao động còn hạn chế. Tuy nhiên, nền kinh tế đang vào giai đoạn phục hồi, nhu cầu về vốn tăng mạnh khiến các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động để hút dòng tiền, và kéo theo là tăng lãi suất cho vay.

"Người vay mua nhà nên cân nhắc khả năng chi trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng, không nên chi quá 30% thu nhập cho khoản vay. Bên cạnh đó, cần ước tính giá trị căn nhà dự định mua dựa trên mức thu nhập cùng tiền mặt có sẵn, và chỉ nên vay trong khả năng trả nợ", ông Thịnh nói.

"Thắt lưng buộc bụng" trả nợ mua nhà, người dân có thể chọn giải pháp nào khác để an cư? - Ảnh 4.

Việc mua nhà cần cân nhắc kĩ để không tạo áp lực, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Ảnh: H.T

Một gợi ý khác, ông Lê Quốc Kiên - nhà đầu tư kì cựu tại TP.HCM, cho rằng việc sở hữu nơi an cư lâu dài luôn là nhu cầu, là ước muốn của đa số mọi người. Vì vậy, thay vì chờ đủ tiền mới mua nhà, thì hãy "chốt giá hiện tại, trả góp tương lai".

Ông cho rằng hiện nay, không phải đa số mọi người chọn thuê nhà để an cư, mà do khả năng tài chính chưa đủ, hoặc chưa tính được kế hoạch tài chính bài bản rõ ràng để tự tin thực hiện. Hoặc cũng có thể họ đã sở hữu nhà, nhưng tài chính chưa đủ ở nơi đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, nên cho thuê nhà của mình rồi bản thân đi thuê lại nhà ở nơi đáp ứng nhu cầu cuộc sống. 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Vào ngày 26.04, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.04 và 01.05.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.