Chủ nhật, 24/11/2024

Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, doanh nghiệp nông nghiệp Việt như "ngồi trên lửa"

03/03/2022 6:30 AM (GMT+7)

Việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, vật tư nông nghiệp như đang "ngồi trên lửa" do lo ngại khả năng thanh toán khó khăn.

Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, doanh nghiệp ngành điều quan ngại

Sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, Mỹ và EU đã loại Nga ra khỏi Hệ thống thanh toán SWIFT như một biện pháp trừng phạt chính quyền Tổng thống Putin.

Câu hỏi đặt ra là, việc Nga bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) có khiến việc xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Nga và Việt Nam bị ảnh hưởng, bởi hiện tại, Nga là thị trường cung cấp lượng lớn phân bón cho Việt Nam, trong khi Việt Nam xuất khẩu sang Nga cà phê, cá tra, hạt điều...

Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, doanh nghiệp nông nghiệp như ngồi trên lửa - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp ngành điều lo ngại về việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Trong ảnh: Chế biến điều tại một doanh nghiệp của tỉnh Tây Ninh. Ảnh: tayninh.gov.vn.

Sáng 2/3, trao đổi riêng với Dân Việt, ông Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, kèm theo đó là việc Mỹ, EU loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những doanh nghiệp đang có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa với Nga, trong đó có doanh nghiệp của ngành điều.

"Theo tôi biết, việc Nga bị loại khỏi SWIFT chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thanh toán, đặc biệt với khách hàng Nga vì SWIFT hiện là phương thức gửi điện phổ biến, được hầu hết các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, bao gồm hạt điều một cách an toàn" - ông Giang cho biết. 

Cũng theo ông Giang, dù gặp nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn có những sự lựa chọn khác ngoài SWIFT như IBAN.

"Tuy nhiên, độ phủ của IBAN hẹp hơn so với SWIFT" - ông Giang khẳng định.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Nga hiện xếp thứ 11 trong tổng số 104 thị trường xuất khẩu của nhân điều Việt Nam, chiếm 1,63% thị phần, với giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 61,8 triệu USD.

Ông Giang cho rằng, dù Nga chưa phải là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành điều Việt Nam nhưng việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT cũng rất đáng quan ngại vì sẽ ảnh hưởng đến cán cân xuất khẩu chung.

Chính vì vậy, trước những lo ngại do tác động của chiến sự Nga - Ukraine, Hiệp hội Điều Việt Nam đang tính đến phương án hạ chỉ tiêu xuất khẩu đặt ra cho năm 2022 là 3,8 tỷ USD, đồng thời đang cùng với các doanh nghiệp của Hiệp hội bàn phương án ứng phó.

Từ nguy cơ gặp khó khăn trong thanh toán do Nga bị loại khỏi SWIFT, đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm có thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Nga.

Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, thay thế thanh toán bằng gì?

Việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT không chỉ khiến doanh nghiệp ngành điều lo ngại mà còn khiến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón lo lắng vì Nga hiện là một trong những thị trường cung cấp phân bón lớn cho Việt Nam.

Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, doanh nghiệp nông nghiệp như ngồi trên lửa - Ảnh 2.

Việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT khiến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón lo lắng vì Nga hiện là một trong những thị trường cung cấp phân bón lớn cho Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Trao đổi với Dân Việt sáng 2/3, ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang khẳng định, căng thẳng Nga - Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường phân bón Việt Nam.

"Nga đang là nhà xuất khẩu phân bón NPK rất lớn cho Việt Nam, do vậy căng thẳng Nga - Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành phân bón, giá phân bón có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng" - ông Duy Anh nói.

Đơn cử như Công ty CP Tập đoàn hóa chất Đức Giang, dù không nhập phân bón NPK từ Nga mà tự sản xuất được nhưng do nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang tăng nên doanh nghiệp cũng đang rất đau đầu.

Ngoài ra, theo ông Duy Anh, việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT sẽ khiến việc thanh toán với khách hàng Nga trở nên khó khăn.

"Tôi nghĩ việc thanh toán gần như không thể, trừ khi dùng tiền ảo" - ông Duy Anh nhận định.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam nhập từ Nga 386.193 tấn phân bón, tăng 7,9% về lượng, tăng 30,3% kim ngạch so với năm 2020. Lượng nhập khẩu phân bón từ Nga chiếm 10% lượng phân bón sử dụng cả nước.

Trong đó, chỉ tính riêng tháng 12/2021 nhập khẩu phân bón từ thị trường Nga tăng rất mạnh, tới 404,4% về lượng, tăng 495% kim ngạch, đạt 56.798 tấn.

Bước sang tháng 1/2022, lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu từ Nga vẫn tiếp tục tăng. Theo đó, trong tháng 1/2022, trong tháng 1, Việt Nam nhập khẩu 322.731 tấn phân bón, tương đương 153,6 triệu USD.

Trong đó, Việt Nam mua 53.773 tấn phân bón từ Nga, tương đương gần 29,6 triệu USD, chiếm 16,7%  tổng lượng và chiếm 19,3% trong tổng kim ngạch so với tháng 12/2021.

Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) được thành lập năm 1973 thay thế telex và hiện được hơn 11.000 tổ chức tài chính sử dụng để gửi tin nhắn và thực hiện các giao dịch thanh toán an toàn. Chỉ riêng trong năm 2020, đã có khoảng 38 triệu giao dịch được thực hiện mỗi ngày thông qua nền tảng SWIFT, trị giá lên hàng nghìn tỷ USD.

SWIFT có trụ sở tại Bỉ và được điều hành bởi một hội đồng bao gồm 25 người, SWIFT tự coi mình là một “cơ quan trung lập”, được thành lập theo luật pháp Bỉ và phải tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.