Thứ sáu, 29/03/2024

Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản

08/02/2023 2:21 PM (GMT+7)

Hội nghị tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp và ngân hàng để tìm giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, bền vững

Tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức sáng 8-2, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú nhấn mạnh BĐS là một trong những ngành đóng góp lớn cho nền kinh tế. 

Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản - Ảnh 1.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú chủ trì hội nghị trực tuyến.

Ông Đào Minh Tú cho biết theo thống kê của NHNN, thời gian qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng cho BĐS cao nhất, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung; tỉ trọng tín dụng cao nhất, chiếm 21,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến doanh nghiệp (DN) khó khăn trong tiếp cận tín dụng lĩnh vực BĐS, cần làm rõ điều này.

"Các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có quan hệ cộng sinh, như ngồi trên một chiếc thuyền" - ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Đối với ngành ngân hàng, những diễn biến trên thị trường cũng như những khó khăn của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng, ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, NHNN luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến tín dụng BĐS và điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng với mục tiêu vừa đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường.

Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, cho biết dư nợ tín dụng BĐS đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021 là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỉ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế cao nhất trong 5 năm qua. Trong đó chủ yếu tập trung vào nhu cầu tiêu dùng/tự sử dụng: Kinh doanh BĐS tăng 11,5% chiếm tỉ trọng 31,28%; dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng tăng 31,1% chiếm tỉ trọng 68,72%. Theo phân khúc dư nợ cho nhu cầu nhà ở chiếm 62,19%, quyền sử dụng đất chiếm 20,66%, khu công nghiệp và khu chế xuất 2,67%, nhà ở nhà hội 0,71%, khác là 13,77%. Như vậy, có thể thấy hiện nay các TCTD vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn. Đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi thì được TCTD cho vay theo đúng quy định.

Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú tái khẳng định NHNN chưa nói và cũng chưa bao giờ có văn bản nào chỉ đạo việc siết tín dụng vào BĐS. Quan điểm chỉ đạo điều hành của NHNN là kiểm soát chặt chẽ chính sách tín dụng vào những lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao.

NHNN chỉ quản lý rủi ro của chính những tổ chức tín dụng đầu tư khi cho vay vào những lĩnh vực có nguy cơ rủi ro là kinh doanh, đầu cơ, những dự án có phân khúc giá trị lớn. Các DN có điều kiện năng lực tài chính, có kinh nghiệm xây dựng, các dự án có hiệu quả đều được các ngân hàng xem xét cho vay.

Thời gian tới, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp BĐS, tổ chức, cá nhân khi tiếp cận tín dụng, góp phần phát triển thị trường BĐS lành mạnh trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản tăng trưởng, phát triển ổn định, bền vững.

Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật tín dụng và hoạt động ngân hàng phù hợp với tình hình thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng, trong đó có lĩnh vực BĐS.

NHNN tiếp tục chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở. Tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tín dụng, không nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.

Tiếp tục chỉ đạo TCTD kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung; kinh doanh có tính đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD,..., đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD.

Hội nghị đã nghe ý kiến đại diện doanh nghiệp (Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh Land, Sungroup, BW, Hiệp hội Bất động sản TP HCM...) và ý kiến từ các phía ngân hàng (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, MB, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) nhằm đánh giá tình hình; thảo luận khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc cấp tín dụng đối với thị trường BĐS.

Nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng dòng vốn vào thị trường BĐS đến từ nhiều nguồn như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn ứng trước của người mua nhà, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài và vốn tín dụng ngân hàng. Do khó khăn trên thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu nửa cuối năm 2022 nên nhu cầu vốn dồn lên hệ thống ngân hàng. 

70% khó khăn về thủ tục pháp lý

Bên cạnh đó, theo báo cáo của các TCTD, Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP HCM; khó khăn vướng mắc của thị trường BĐS tập trung chủ yếu ở các vấn đề về thủ tục pháp lý (chiếm 70% khó khăn, vướng mắc của thị trường), trình tự thủ tục đầu tư, về nguồn vốn trái phiếu. Do đó, để tháo gỡ các khó khăn, góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, rất cần sự quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp từ phía các Bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp.

Theo Người Lao Động


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ đông sáng lập VietBank rời ghế lãnh đạo không phải vì "lý do cá nhân"

Cổ đông sáng lập VietBank rời ghế lãnh đạo không phải vì "lý do cá nhân"

Bà Trần Thị Lâm, người sáng lập Tập đoàn Hoa Lâm và là cổ đông sáng lập VietBank, vừa từ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc ngân hàng này sau 10 tháng đảm trách, với lý do muốn tập trung vào lĩnh vực y tế.

1,4 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024

1,4 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024

Theo Sở Du lịch TP.HCM, khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,4 triệu lượt, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng hôm nay (29/3): Vàng nhẫn tăng dữ dội, 300.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (29/3): Vàng nhẫn tăng dữ dội, 300.000 đồng/lượng

Sáng nay 29/3, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng hôm nay ở SJC 79 - 81 triệu đồng /lượng. Đặc biệt, giá vàng hôm nay ở nhẫn tròn trơn đã vượt 70 triệu đồng, tăng tới 300.000 đồng/lượng

Cục Hàng không tăng thêm nhiều slot tại sân bay Tân Sơn Nhất

Cục Hàng không tăng thêm nhiều slot tại sân bay Tân Sơn Nhất

Để phục vụ nhu cầu hành khách đi lại trong cao điểm 30/4 – 1/5 sắp tới, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định tăng thêm slot tại sân bay Tân Sơn Nhất, giúp các hãng bổ sung hàng trăm chuyến bay.

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu khởi công xây dựng 3 dự án giao thông trọng điểm là cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 và Vành đai 4 vào dịp lễ 30/4 năm sau.

Từ 15h chiều nay, xăng RON 95 lại tăng 530 đồng/lít, lên 24.810 đồng

Từ 15h chiều nay, xăng RON 95 lại tăng 530 đồng/lít, lên 24.810 đồng

Từ 15h chiều nay (28/3), xăng E5 RON 92 tăng thêm 410 đồng, lên 23.620 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tăng thêm 530 đồng, lên 24.810 đồng/lít. Hiện, giá xăng đang ở mức giá cao nhất tính từ đầu năm và cao nhất trong vòng 5 tháng qua.