Thứ sáu, 03/05/2024

Ngành du lịch châu Á đối mặt khó khăn cho đến năm 2024

25/04/2022 5:00 PM (GMT+7)

Bên cạnh những điểm đến tiềm năng về phục hồi du lịch như Fiji, Sri Lanka, Malaysia và Maldives, khu vực châu Á được dự đoán còn gặp nhiều khó khăn cho đến năm 2024.


Ngành du lịch châu Á đối mặt khó khăn cho đến năm 2024 - Ảnh 1.

Du lịch Hong Kong ảm đạm với rất ít triển vọng phục hồi trong năm 2022. (Nguồn: BBC News)


Theo Chỉ số Sẵn sàng cho du lịch năm 2022 do Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) công bố, Fiji, Sri Lanka, Malaysia và Maldives đang có tiềm năng mạnh mẽ nhất để phục hồi ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Ngược lại, trong số các điểm du lịch ở châu Á-Thái Bình Dương, Hong Kong (Trung Quốc) xếp hạng ít triển vọng nhất do đang thực hiện các chính sách hạn chế biên giới.

Singapore, Australia, Bangladesh, New Zealand, Nepal và Campuchia cũng nằm trong danh sách 10 điểm đến hàng đầu để phục hồi du lịch.

Tiềm năng tái phát triển du lịch

EIU khẳng định những quốc gia đạt chỉ số tiêu chuẩn nói trên đều đã nới lỏng các hạn chế về thị thực và nhập cảnh kể từ năm 2021 hoặc trước đó.

Trong báo cáo của mình, EIU cho biết: “Sự kết hợp giữa bao phủ tiêm chủng hiệu quả, rộng rãi và sự phụ thuộc nhiều hơn vào du lịch để hồi phục kinh tế đã giảm bớt hạn chế cho các chính sách du lịch”.

Dựa trên chỉ số này, xếp hạng sau Hong Kong có Brunei, Bhutan, Đài Loan, Samoa, Vanuatu, Nhật Bản, Trung Quốc và Lào là những điểm đến có điều kiện du lịch kém thuận lợi nhất.

Ngoài ra, báo cáo công bố các nền kinh tế Đông Bắc Á, vốn ít phụ thuộc hơn vào du lịch, đã trì hoãn việc mở cửa trở lại. Dự đoán Trung Quốc và các vùng lãnh thổ Hong Kong và Macau sẽ tuân thủ các chính sách nghiêm ngặt về "Zero Covid" ít nhất hết năm 2022.

EIU đánh giá: “Trong khi Macau được hưởng lợi từ một thỏa thuận song phương, trong đó khách du lịch Trung Quốc đại lục có thể đến thăm đặc khu này mà không bị kiểm dịch, thì Hong Kong - một trung tâm thương mại và tài chính toàn cầu - sẽ bị ảnh hưởng vì mất kết nối với thế giới”.

Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Papua New Guinea, Indonesia, Việt Nam, Mông Cổ và Hàn Quốc được xếp giữa bảng về điều kiện du lịch.

Chỉ số đo lường mức độ thuận lợi của các điều kiện du lịch dựa trên tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế, tỷ lệ tiêm chủng của địa phương, sự dễ dàng đi lại và thuận tiện khi trở về.

Ngành du lịch châu Á đối mặt khó khăn cho đến năm 2024 - Ảnh 2.

Châu Á-Thái Bình Dương kém châu Âu và Bắc Mỹ về việc bắt đầu khởi động lại du lịch. (Nguồn: DFNI)


Khởi động lại từ đầu

Theo ông Gary Bowerman, Giám đốc Công ty nghiên cứu du lịch và lữ hành Check-in Asia (Kuala Lumpur), báo cáo chỉ ra châu Á-Thái Bình Dương vẫn kém xa châu Âu và Bắc Mỹ về việc bắt đầu khởi động lại du lịch.

Ông Bowerman nói: “Châu Á đang mở cửa du lịch trở lại muộn hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới. Nhìn vào châu Âu và Bắc Mỹ, ngay cả trong thời kỳ đại dịch, họ vẫn mở cửa và đóng lại xuyên suốt mùa hè. Do đó, châu Âu đã mở cửa cho du lịch vào năm 2020 và 2021”.

EIU cho biết du lịch trong khu vực, ngoại trừ Fiji và Maldives, có khả năng sẽ không thể phục hồi trở lại mức trước đại dịch cho đến ít nhất là năm 2024, phần lớn là do các chính sách hạn chế về biên giới của Trung Quốc.

Trong số 28 nền kinh tế trong bảng xếp hạng, có 13 nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nguồn khách du lịch đến từ Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu của EIU cũng chỉ ra các rủi ro khác đối với sự phục hồi du lịch, nổi bật gồm các biến thể virus SARS-CoV-2 mới, giá dầu cao hơn và lạm phát tăng vọt.

Ông Bowerman chia sẻ: “Hầu hết các quốc gia đều gần như bắt đầu lại từ đầu, và việc xây dựng lại mọi thứ trong ngành du lịch là thách thức lớn sau 2 năm đóng cửa, đặc biệt là với các hãng hàng không”.

Các hàng hàng không đóng vai trò quan trọng ở đây bởi họ đã phải trải qua những cú sốc tài chính lớn trong 2 năm qua, vì vậy, "rất thận trọng trong quyết định có nên đưa các chuyến bay du lịch trở lại hệ thống hay không. Hơn nữa, giá nhiên liệu máy bay hiện đang rất bất ổn với xung đột Nga-Ukraine kéo dài”.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản.