Thứ ba, 23/04/2024

Nghị quyết 33/NQ-CP khơi thông nhiều điểm nghẽn tín dụng, trái phiếu

12/03/2023 5:48 PM (GMT+7)

Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ vừa ban hành yêu cầu các bộ ngành tập trung triển khai hàng loạt giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản về thể chế, nguồn vốn.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Coi trọng việc giám sát, điều tiết thị trường

Tại Nghị quyết này, Chính phủ đặt mục tiêu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, cách tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường BĐS. Trong đó, tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá; tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư, khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.

Chính phủ nhấn mạnh sẽ đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và kịp thời giải quyết các thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án BĐS để tăng nguồn cung cho thị trường.

Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ: Nhiều "điểm nghẽn" tín dụng, trái phiếu được khơi thông - Ảnh 1.

Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 đã đưa ra một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS). Ảnh: Quốc Hải

Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường "phát triển nóng" hoặc "đóng băng", tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá BĐS lên cao để trục lợi...

Một trong những quan điểm được nêu trong nghị quyết của Chính phủ là coi trọng việc giám sát, điều tiết thị trường; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự.

Vẫn kiểm soát chặt hoạt động huy động vốn của DN bất động sản

Tại Nghị quyết số 33/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán, tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Đồng thời tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh...) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.

Đặc biệt, các bộ, ngành liên quan phải kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp BĐS, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp BĐS, nhất là các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm…

Đối với nguồn vốn tín dụng, Chính phủ nhấn mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…).

Tập trung nguồn vốn cho các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ... Đồng thời, có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường BĐS.

Cũng liên quan đến nguồn vốn, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Công điện số 1156/CĐ-TTg ngày 12/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ nhằm cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án BĐS, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án BĐS đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân...

Ngân hàng Nhà nước cũng được Chính phủ giao chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi.

Các bộ, ngành cùng vào cuộc để gỡ khó cho thị trường BĐS

Bên cạnh nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, các chính sách pháp luật liên quan đến thị trường BĐS, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng nhà nước triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và các gói tín dụng cụ thể để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi hơn lãi suất thị trường.

Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cần sớm bổ sung hành lang pháp lý cho giao dịch chuyển nhượng BĐS hình thành trong tương lai, BĐS du lịch; mua bán chuyển quyền từ nhà đầu tư năng lực kém sang nhà đầu tư có năng lực để tăng cường thanh khoản, phát triển của thị trường.

Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành "Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng"; "Nghị định quy định về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị".

Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ: Nhiều "điểm nghẽn" tín dụng, trái phiếu được khơi thông - Ảnh 4.

Chính phủ giao nhiệm vụ các bộ, ngành cùng vào cuộc để gỡ khó cho thị trường BĐS. Ảnh: Quốc Hải

"Bộ Xây dựng tích cực, chủ động chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp tập trung nghiên cứu xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, ban hành "Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội" vào kỳ họp tháng 5 năm 2023", nghị quyết nêu rõ.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính có các biện pháp, giải pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tiễn, theo tinh thần "lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ " theo đúng quy định pháp luật; nghiên cứu phương thức doanh nghiệp BĐS đàm phán, hoán đổi nợ trái phiếu bằng tài sản, BĐS…

Tại nghị quyết, Chính phủ cũng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS, hoạt động môi giới BĐS và hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.

Trong công tác tổ chức thực hiện, Chính phủ yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, công chức; khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản trên địa bàn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chứng khoán lại dò "đáy"

Chứng khoán lại dò "đáy"

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/4) lại giảm tới 12,82 điểm (-1,08%), xuống 1.177,4 điểm.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên phục hồi cơ cấu lại danh mục, chỉ giữ lại những cổ phiếu vẫn giữ được xu hướng tăng giá, hạn chế giải ngân mua mới cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.

1.300 tỷ đồng đổ vào Hoàng Anh Gia Lai

1.300 tỷ đồng đổ vào Hoàng Anh Gia Lai

Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã cổ phiếu HAG) đã bán được 130 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để thu về 1.300 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ HAGL đã tăng từ gần 9.275 tỷ đồng lên gần 10.575 tỷ đồng.

Nhóm chứng khoán khởi sắc sau thông tin về KRX, VN-Index bật tăng hơn 15 điểm

Nhóm chứng khoán khởi sắc sau thông tin về KRX, VN-Index bật tăng hơn 15 điểm

Trong 26 mã cổ phiếu ngành chứng khoán thì có tới 5 mã tăng kịch trần và 21 mã tăng giá, không có mã nào giảm giá. Nhóm này trở thành "đầu tàu" dẫn dắt đà tăng của chỉ số VN-Index, với mức tăng 5,83%.