Thứ bảy, 27/04/2024

Nhà đầu tư bất động sản tự cơ cấu sản phẩm để dễ tiêu thụ hơn

12/03/2023 11:52 AM (GMT+7)

Các động thái gỡ khó cho bất động sản đã và đang được triển khai giúp doanh nghiệp giảm áp lực dòng tiền, tạo động lực cho thị trường ấm dần lên sau thời kỳ đóng băng.

Nhiều giải pháp gỡ khó cho bất động sản

Hàng loạt tín hiệu tích cực đang mở ra với thị trường bất động sản sau thời gian tê liệt vì thiếu dòng tiền và điểm nghẽn pháp lý. Ngày 5/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023 cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Đáng chú ý, Nghị định tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa thêm 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành đã công bố với nhà đầu tư.

Theo tính toán của các đơn vị, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đáo hạn trong hai năm 2023 - 2024 khoảng 230.000 tỷ đồng, trong đó năm 2023 có khoảng 119.000 tỷ đồng.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định Nghị định số 08 sẽ tác động rất tích cực và hiệu quả đến việc xử lý 119.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong năm nay.

Nhà đầu tư bất động sản tự cơ cấu sản phẩm để dễ tiêu thụ hơn trên thị trường - Ảnh 1.

Bất động sản đón nhận loạt tín hiệu khởi sắc từ việc gỡ vướng mắc pháp lý. Ảnh: H.T

Theo Hiệp hội, Nghị định số 08 là căn cứ pháp luật để doanh nghiệp phát hành trái phiếu thực hiện đàm phán với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân về kéo dài kỳ hạn của trái phiếu trong thời gian tối đa không quá hai năm hoặc thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và bảo vệ quyền lựa chọn của trái chủ thiểu số.

"Trước hết là tạo điều kiện và cơ hội để doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tiếp tục làm ra tiền để trả nợ trái chủ. Đồng thời trái chủ cũng thể hiện sự đồng hành với doanh nghiệp trên tinh thần thấu hiểu và chia sẻ trong lúc khó khăn", ông Châu cho.

Trước đó, để "giải cứu" doanh nghiệp bất động sản, từ đầu quý 1/2023, các giải pháp khơi thông thị trường bất động sản được các bộ, ngành, địa phương triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại "Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững" vừa qua sẽ là "đòn bẩy" lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư bất động sản tự cơ cấu sản phẩm để dễ tiêu thụ hơn trên thị trường - Ảnh 3.

Các doanh nghiệp đang tự cơ cấu, căn chỉnh lại sản phẩm của mình để dễ tiêu thụ hơn trên thị trường. Ảnh: H.T

Ngoài ra, nhiều dấu hiệu tích cực được dự báo sẽ làm ấm thị trường bất động sản như gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hay mục tiêu giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023…

Doanh nghiệp bất động sản tìm hướng đi mới

Giới chuyên gia đánh giá, với việc gỡ vướng về pháp lý, dòng vốn cũng như sự thích ứng của chính các doanh nghiệp, thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu cho thấy đang bước vào giai đoạn hồi phục trong thời gian ngắn sắp tới.

Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá dưới các tác động tích cực từ mặt chính sách, thị trường gần đây đã rục rịch giao dịch trở lại. Mặc dù, giao dịch chưa thể sôi động ngay nhưng cho thấy thị trường đang dần có dấu hiệu vực dậy niềm tin của nhà đầu tư. Thậm chí, cả hệ thống từ Chính phủ đến các cơ quan, ban ngành cũng đều có sự thay đổi, nên thị trường bất động sản sẽ khởi sắc hơn vào cuối quý 2/2023.

Nhà đầu tư bất động sản tự cơ cấu sản phẩm để dễ tiêu thụ hơn trên thị trường - Ảnh 4.

Cơ cấu sản phẩm trên thị trường bất động sản bắt đầu có sự dịch chuyển. Ảnh: H.T

Các chuyên gia nhận định trước nhiều động thái vĩ mô tích cực, quy mô, cơ cấu sản phẩm trên thị trường cũng bắt đầu có sự dịch chuyển. Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đang tự cơ cấu, căn chỉnh lại sản phẩm của mình để dễ tiêu thụ hơn trên thị trường. Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com khu vực phía Nam cho rằng, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thực sẽ là trọng tâm phát triển trong năm nay.

Thực tế đã chứng minh, ngay cả khi thị trường trầm lắng thì phân khúc phù hợp túi tiền vẫn có lượng hấp thụ rất tốt. Do đó, nhiều doanh nghiệp địa ốc phía Nam đang triển khai dự án mới đáp ứng nhu cầu ở thực và vừa túi tiền.

Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM chia sẻ, đơn vị đang bắt đầu nghiên cứu các mô hình sản phẩm mới, hướng đến tính trải nghiệm, đem lại giá trị sống tích cực cho người ở. Việc thay đổi cơ cấu, mô hình sản phẩm trong đó chú trọng các sản phẩm căn hộ giá trị vừa túi tiền, hướng tới nhóm khách hàng có nhu cầu ở thực được xem là chiến lược hàng đầu của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại. 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Vào ngày 26.04, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.04 và 01.05.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.