Người thu nhập thấp ở Việt Nam sắp có thêm cơ hội tiếp cận tài chính
V.N
15/01/2025 2:03 PM (GMT+7)
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đồng tài trợ 120 triệu USD cho Dự án Tài chính Đầu tư khu vực tư nhân nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và người có thu nhập thấp ở Việt Nam.
Đại diện JICA và TPBank ký thỏa thuận hỗ trợ Dự án Tài chính Đầu tư khu vực tư nhân. Ảnh: J
Cơ quan Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, ngày 14/1, JICA và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
(“TPBank”) đã tổ chức lễ ký thỏa thuận vay trong khuôn khổ Dự án Tài chính Đầu
tư Khu vực Tư nhân. Khoản vay được Cơ quan Tài chính Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USDFC) đồng tài trợ.
Đây là khoản vay cho Dự án thúc đẩy
tài chính toàn diện thông qua ngân hàng số tại Việt Nam (Dự án Tài chính Đầu tư
Khu vực Tư nhân - PSIF): Góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện cho doanh nghiệp
siêu nhỏ, nhỏ và vừa thông qua ngân hàng số tại Việt Nam với tổng số vốn vay là
120 triệu USD.
Dự án nhằm cải thiện khả năng tiếp cận
tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và người có thu nhập thấp tại
Việt Nam thông qua việc cung cấp khoản vay cho TPBank, một ngân hàng thương mại
trong nước. Qua đó, dự án góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho các
đối tượng này.
Dự án cung cấp khoản vay để TPBank
cho vay lại tới các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và người có thu nhập thấp.
Ít nhất 30% giá trị khoản vay từ JICA sẽ được sử dụng để cho vay các doanh nghiệp
siêu nhỏ, nhỏ và vừa thông qua kênh ngân hàng số của TPBank. Đồng thời, ít nhất
30% giá trị khoản vay từ JICA sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ
và vừa do phụ nữ làm chủ hoặc khách hàng nữ thuộc nhóm có thu nhập thấp.
Hoạt động của dự án sẽ góp phần thực
hiện mục tiêu 8 (Công việc thỏa đáng và tăng trưởng kinh tế); mục tiêu 9 (Công
nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng) và mục tiêu 17 (Quan hệ đối tác vì mục
tiêu phát triển bền vững) trong các mục tiêu phát triển bền vững.
Dự án này được triển khai trong khuôn
khổ Cơ chế Thúc đẩy Tài chính Toàn diện (FAFI), được thiết lập vào tháng 5 năm
2023.
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa công khai thể hiện sự bất mãn sâu sắc đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, cho thấy ông có thể đang chuẩn bị cho một thay đổi gây chấn động trong giới tài chính Hoa Kỳ: sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa công khai thể hiện sự bất mãn sâu sắc đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, cho thấy ông có thể đang chuẩn bị cho một thay đổi gây chấn động trong giới tài chính Hoa Kỳ: sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.