Bà Nguyễn Cao Ngọc Dung - Quản lý cấp cao Công ty Nielsen IQ Việt Nam, cho biết tập đoàn vừa có báo cáo mới nhất về hành vi người tiêu dùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc. Người tiêu dùng Việt Nam cũng khá gần với xu hướng tiêu dùng mới này và các doanh nghiệp có thể tham khảo để có chiến lược cho kế hoạch kinh doanh sắp đến.
Theo bà Dung, sau dịch Covid-19, các nhãn hàng nhỏ, nhãn hàng mới và nhãn hàng địa phương được người tiêu dùng chú ý. Cụ thể, qua khảo sát của Nielsen, nhiều người tiêu cho biết họ sẵn sàng mua các nhãn hàng mới, nhãn hàng nhỏ mang yếu tố địa phương.
"48% người được khảo sát sẵn sàng mua sản phẩm thuộc nhãn hàng nhỏ hơn, mang yếu tố địa phương, độc đáo, có tính cá nhân hóa, phù hợp nhu cầu. Trong khi đó, tỷ lệ người tiêu dùng mua nhãn hàng lớn sau dịch là 41%", bà Dung nói.
Theo bà, chiến lược sản xuất kinh doanh của các nhãn hàng nhỏ và vừa hiện nay là khai thác yếu tố địa phương, cố gắng duy trì kinh doanh, cạnh tranh trong môi trường lớn và liên tục đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
"Từ việc người tiêu dùng dần quan tâm các nhãn hàng nhỏ thì các nhãn hàng nhỏ không nên quá tự ti, mà cần phải hiểu người tiêu dùng nhiều hơn, để có chiến lược phù hợp", bà Dung nhấn mạnh.
Quản lý cấp cao Công ty Nielsen IQ Việt Nam cũng cho biết các yếu tố tác động đến việc cầm sản phẩm cho vào giỏ hàng và thanh toán của người dân cũng đã dần khác. Theo đó, giá cả vẫn là yếu tố mang tính quyết định rất cao nhưng người tiêu dùng đã thông minh và kỹ tính hơn.
"86% người tiêu dùng quan tâm đến tính thực tế của sản phẩm, đặc biệt là giá trị, thành phần có trong sản phẩm. Các điều này tập trung vào nhãn ghi của hàng hóa, họ đọc thông tin, xác định nguyên liệu thành phần trên nhãn ghi và ra quyết định. Trong khi đó, yếu tố cảm tính về danh tiếng, giá trị vô hình cũng như yếu tố người nổi tiếng ít hơn", bà Dung nói.
Theo bà Nguyễn Cao Ngọc Dung, các kênh mua sắm của người dân cũng thay đổi nhanh chóng. Nếu như trước dịch các xu hướng này chỉ manh nha thì hiện việc chuyển đổi mua sắm theo kênh đã thay đổi đáng kể.
"Chuỗi siêu thị quy mô lớn đang giảm đi, trong khi cửa hàng diện tích nhỏ, tiện lợi tăng mạnh. Các cửa hàng nhà thuốc theo mô hình cửa hàng tiện lợi cũng tăng nhanh, thậm chí có chuỗi tăng rất ngoạn mục thời gian qua", bà Dung nói và cho rằng đây là xu hướng mà các doanh nghiệp cần nhận trong chiến lược của mình.
Dù vậy, theo bà, bán lẻ vẫn là một ngành hàng hấp dẫn, khi số lượng các cửa hàng vẫn tiếp tục gia tăng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này khiến các doanh nghiệp có thể an tâm hơn trong sản xuất, kết nối, giao thương.
Ngoài ra, một xu hướng mua sắm không thể phủ nhận sau dịch đó là mua sắm qua kênh thương mại điện tử. Các yếu tố thu hút khách qua kênh này là các chương trình giảm giá, giao hàng miễn phí, mua sắm mọi lúc và người tiêu dùng dần quen, tin tưởng hơn vào mua sắm trực tuyến.
Gừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
Sony đã hé lộ những thông tin đầu tiên về mẫu máy ảnh Sony Alpha 1 Mark II với khả năng chụp liên tục lên đến 30 khung hình/giây (fps), quay video 8K.
Samsung vừa ra mắt mẫu smartphone mới nhất thuộc dòng Galaxy A có tên gọi Galaxy A16, với nhiều trang bị nổi bật như chống nước, pin lớn, màn hình tần số quét cao,…
Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 có 638 sản phẩm OCOP từ 3-4 sao và 21 sản phẩm OCOP 5 sao đang được bày bán, đây là cơ hội để người dân TP.HCM có thể mua sắm.
Apple vừa chính thức trình làng iMac thế hệ mới, trong đó được nâng cấp sức mạnh với chip M4, mang đến hiệu năng vượt trội hơn.
Apple được cho là đang rục rịch trình làng dòng sản phẩm Mac mới với sức mạnh vượt trội đến từ chip M4. Các sản phẩm này sẽ khuấy đảo thị trường máy tính với loạt nâng cấp, tập trung vào hiệu năng AI và trải nghiệm đồ họa đỉnh cao.